(Martyrs of Vietnam)

Video: NGÀY PHONG HIỂN THÁNH 19/06/1988
- Lời Mở Ðầu
1. Almatĩ, Pedro (Bình)
2. Berrio-Ochoa,Valentín(Vinh)
3. Bonnard, Jean-Louis
4. Tống Viết Bường
5. Cai Tả, Jose
6. Ða Minh Cẩm
7. Nguyễn Cần
8. Hòang Lương Cảnh
9. Castaneda, Jacinto (Gia)
10. Ðỗ Văn Chiểu
11. John Baptist Cỏn
12. Cornay, Jean-Charles Tân)
13. Cuénot, Étienne-Théodore
14. Matthêu Nguyễn Ðắc
15. Phêrô Ða
16. Ðinh Ðạt
17. Gioan Ðạt
18. Nguyễn Văn Ðệ
19. Delgado, Ignacio
20. Diaz Sanjurjo, José
21. Nguyễn Ðich
22. Nguyễn Thế Ðiểm
23. Ðịnh Viết Dụ
24. Võ Văn Duệ
25. Dumoulin-Borie, Pierre
26. Trần An Dũng Lạc
27. Ðinh Văn Dũng
28. Paul Dương
29. Trương Văn Ðường
30. Vincent Dương
31. Fernandez, José
32. Gagelin, François
33. Lê Văn Gấm
34. Garcia Sampedro, Melchoir
35. Gil de Federic (Tế)
36. Ðaminh Nguyễn Văn Hạnh
37. Phaolô Hạnh
38. Ðaminh Henares Minh
39. Jêrônimô Hermosilla (Liêm)
40. Giuse Ðỗ Quang Hiến
|
41. Phêrô Nguyễn Văn Hiếu
42. Simon Phan Ðắc Hòa
43. Gioan Ðoàn Trinh Hoan
44. Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng
45. Augustinô Phan Viết Huy
46. Ðaminh Huyện
47. Micae Hồ Ðình Hy
48. Phanxicô Jaccard (Phan)
49. Ðaminh Phạm Trọng Khảm
50. Giuse Nguyễn Duy Khang
51. Phêrô Khanh
52. Phaolô Phạm Khắc Khoan
53. Phaolô Võ Ðăng Khoa
54. Tôma Khuông
55. Matthêô Alonzo-Leciniana (Ðậu)
56. Vinh-sơn Lê Quang Liêm
57. Luca Vũ Bá Loan
58. Phaolô Lê Văn Lộc
59. Giuse Nguyễn Văn Lựu
60. Phêrô Nguyễn Văn Lựu
61. Ðaminh Hà Trọng Mạo
62. Ðaminh Mầu
63. Giuse Marchand (Du)
64. PhanxicôXaviê HàTrọng Mậu
65. Philiphê Phan Văn Minh
66. Augustinô Nguyễn Văn Mới
67. Micae Nguyễn Huy Mỹ
68. Phaolô Nguyễn Văn Mỹ
69. Giacôbê Ðỗ Mai Năm
70. Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông)
71. Phêrô Phanxicô Néron (Bắc)
72. Phaolô Nguyễn Ngân
73. Giuse Nguyễn Ðình Nghi
74. Lôrensô Ngôn
75. Ðaminh Nguyên
76. Ðaminh Nhi
77. Ðaminh Ninh
78. Emanuen Lê Văn Phụng
79. Phêrô Ðoàn Công Quý
80. Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Nam)
|
81. Augustine Schoeffler (Ðông)
82. G.Baotixita ÐinhVănThành
83. Anê Lê Thị Thành (Bà Ðê)
84. Nicôla Bùi Ðức Thể
85. Giuse Lê Ðăng Thị
86. Phêrô Trương Văn Thi
87. Mactinô Tạ Ðức Thịnh
88. Tôma Trần Văn Thiện
89. Luca Phạm Trọng Thìn
90. Máctinô Thọ
91. Phêrô Thuần
92. Phaolô Lê Bảo Tịnh
93. Ðaminh Toái
94. Tôma Toán
95. Ðaminh Trạch (Ðoài)
96. Êmanuen Nguyễn Văn Triệu
97. Anrê Trần Văn Trông
98. Phêrô Vũ Văn Truật
99. Phanxicô Trần Văn Trung
100. Giuse Tuân (LM)
101. Giuse Tuân
102. Phêrô Nguyễn Bá Tuần
103. Giuse Túc
104. Phêrô Nguyễn Khắc Tự
105. Phêrô Nguyễn VănTự
106. Ðaminh Tước
107. Anrê Tường
108. Vinh-Sơn Tường
109. Phêrô Lê Tùy
110. Ðaminh Bùi Văn Úy
111. Giuse Nguyễn Ðình Uyển
112. Phêrô Ðoàn Văn Vân
113. GiuseThêophanô Vénard Ven
114. Giuse Ðặng Ðình Viên
115. Stêphanô Nguyễn V. Vinh
116. Ðaminh Nguyễn V. Xuyên
117. Vinh Sơn Ðỗ Yến
- Cước Chú
- Tài Liệu Tham Khảo
|
Martyrs
of
Vietnam
|
Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam
|
Introduction:
An-rê
Trần Anh Dũng, A.k.a. Andrew Dung-Lac and 116 Companions,
martyrs of Tonkin; martyrs of Indo-China; d. 18th-19th centuries. Canonized
19 June 1988 by Pope John Paul II.
Not long
after the Portuguese discovered Vietnam, Christianity was introduced in 1533
by a certain Inigo (Ignatius), seemingly a European religious on his way
to China, who remained in Vietnam for 2 years. Other missionaries labored
intermittently in this little-frequented region for several decades. The
Jesuits opened the first stable mission in 1615 at Da Nang (Annam) with the
arrival of the Neopolitan Francesco Buzomi and Portuguese Diego Carvalho.
They ministered to Japanese converts who, like themselves, had been driven
from Japan by persecution.
Alexander
de Rhodes, SJ (1591-1660), the "apostle of Vietnam," arrived in 1624, and
in 1627 went to Hà Nội, capital of Tonkin in what is now North
Vietnam. His success was extraordinary. The first year he baptized the king's
sister and 1,200 adults; in the next 2 years, 5,500. In 1630, he was expelled
and the first Christian (unnamed) was beheaded for the faith. Rhodes returned
to Vietnam from where he reported 100,000 Vietnamese Catholics in 1639. In
1645, he was banished again, returned to France, and founded the Paris Seminary
for Foreign Missions. The influx of new missionaries from the Society for
Foreign Missions led to a period of swift growth; in 1658, there were 300,000
Catholics in Tonkin alone. The first seminary opened in 1666, and the first
2 native priests were ordained in 1668. A native religious congregation of
women, the Lovers of the Cross (Amantes de la Croix), began in
1670.
Sporadic
persecutions occurred up to 1698, when the first severe one erupted. Others
followed (notably 1712, 1723, and 1750) during which at least 100,000 Christains,
including the first of the canonized (Gil and Lenziniana, 1745), were martyred.
A temporary peace took effect when the vicar apostolic arranged a treaty
(1787) between France and a pretender to the Vietnamese throne,
Nguyễn-Ánh, who was given French military aid to become Emperor
Gialong (1806). His Annamite successors (Minh Mang and Tu-Dúc) increased
the ferocity of the persecutions in 1820-41. Minh banished all foreign
missionaries and required Vietnamese Christians to apostatize by trampling
a crucifix underfoot. After abating for a time, in 1847, suppression of
Christianity was renewed when the emperor suspected foreign missionaries
and Vietnamese Christians of aiding in the rebellion of one of his sons.
Christians were marked on their faces with the words tà
đạo ("false religion"); husbands were separated from their
wives, and children from their parents. During the 19th century, between
100,000 and 300,000 Christians suffered for their faith, including most of
those canonized. Catholic resistance, shown notably in hiding priests, was
heroic. In the 5 years between 1857 and 1862, it is estimated that more than
5,000 faithful were martyred in addition to 215 native priests and nuns,
and about 40,000 Catholics were dispossessed and exiled from their home regions.
In 1917 no less than 2,078 causes from this last group were introduced; a
representative sample of 25 were beatified in 1951.
Although
the records of most who suffered have been destroyed, a total of
117—including 96 Vietnamese, 11 Spanish Dominicans, and 10 French members
of the Paris Society for Foreign Missions(Missions Etrangères
de Paris) (MEP)—were canonized. Among them were 8 bishops, 50 priests
(15 Dominicans, 8 members of the Paris Foreign Mission Society, 27 seculars),
1 seminarian, and 58 lay people (9 Dominican tertiaries and 17 catechists)
martyred in Tonkin (in what was North Vietnam), Cochin-China (South Vietnam),
and Annam (parts in North and South Vietnam). The majority (76) were beheaded
but 21 were suffocated, 9 died from their tortures, 6 burnt alive, and 5
mutilated. The names of this representative sample of 117 martyrs follows.
These martyrs were beatified on four separate occasions: 64 in 1900 by Pope
Leo XIII; 8 in 1906 by Pope Pius X (all Dominicans); 20 in 1909 also by Pius
X; and 25 in 1951 by Pope Pius XII. |
Lời Mở Ðầu:
Thánh An-rê Dũng
Lạc, và 116 vị thánh
Việt Nam, tử đạo tại Việt Nam
trong các thế kỷ 18 và 19,
được Ðức Thánh Cha Giaon
Phaolô II phong thánh ngày 19 tháng 6, năm
1988.
Ngay sau khi cac nhà truyền giáo Bồ
Ðào Nha khám phá ra Việt Nam,
đạo Công Giáo được
đưa vào Việt Nam bởi một giáo
sĩ tên I-nhã năm 1533, có lẽ
là một giáo sĩ Âu Tây trên
đường đi Trung Hoa, và ghé
lại Việt Nam hai năm. Các nhà truyền
giáo khác cũng hoạt động vất
vả tại miền đất ít
người lui tới này trong mấy
chục năm. Các linh mục Dòng Tên
mở cơ sở truyền giáo
đầu tiên năm 1615 tại Ðà
Nẵng với cha Francesco Buzomi người
Ý và cha Dieogo Carvalho người Bồ.
Họ chăm sóc cho các giáo dân
người Nhật, cũng như họ,
đã bị đuổi ra khỏi
nước Nhật vì bị đàn
áp.
A Lịch Sơn Ðắc Lộ, dòng Tên
(1591-1660), vị "tông đồ của Việt
Nam" tới năm 1624, và năm 1627 đi
Hà Nội. Ngài thành công lạ
thường. Năm đầu, ngài
rửa tội cho em gái của Nhà Vua và
1200 người lớn, trong hai năm sau
5.500 người. Năm 1630, người
bị trục xuất, và một giáo dân
đầu tiên (không rõ tên) bị
sử trảm vì đức tin. LM
Ðắc lộ trở lại Việt Nam nơi
ngài bá cáo có 100.000 nguời
công giáo năm 1639. Năm 1645, ngài bị
đuổi một lần nữa, ngài
trở về Pháp và thành lập
Hội Truyền Giáo Ba Lê cho việc truyền
giáo ngoại quốc. Con số đông
đảo các nhà truyền giáo
mới của Dòng Truyền Giáo
Ngoại Quốc này khiến cho có một
giai đoạn bành trướng nhanh chóng;
năm 1658, riêng Bắc Việt có 300.000
người công giáo. Chủng viện
đầu tiên được mở
năm 1666, và hai linh mục bản xứ
đầu tiên được chịu
chức năm 1668. Một dòng nữ
bản xứ được thành lập,
đó là Dòng Mến Thánh Giá
năm 1670.
Các sự đàn áp lẻ tẻ
xẩy ra cho tới năm 1698 thì các
cuộc đàn áp dữ dội bùng
nổ. Các cuộc đàn áp khác
theo sau (đáng ghi là 1712, 1723, và 1750)
trong giai đoạn này ít ra cũng có
100.000 người công giáo, kể cả
người đầu tiên
được phong thánh (Gil và Lenziniana,
1745), chịu tử đạo. Một thời
kỳ bình yên tạm thời tiếp
theo nhờ sự dàn xếp của vị
thừa sai qua một hiệp ước năm
1787 giữa Pháp và vị vua sắp
lên ngôi là Nguyễn-Ánh,
được viện trợ quân
sự của Pháp để trở
thành Hoàng Ðế Gia Long (1806). Hai vua kế
vị (Minh Mang và Tự-Ðức) gia
tăng sự tàn khốc của các
cuộc đàn áp vào các năm
1820-41. Vua Minh Mạng trục xuất tất cả
các giáo sĩ ngoại quốc và ra
sắc chỉ cho tất cả người
công giáo Việt Nam phải bỏ đạo
bằng cách bước qua thập giá.
Sau khi ngơi được một thời
gian, năm 1847, việc đàn áp đạo
Công Giáo lại tái diễn khi nhà
vua nghi ngờ các giáo sĩ ngoại
quốc và giáo dân Việt Nam trợ
giúp sự nổi loạn của một thái
tử. Người Công Giáo bị
khắc trên mặt hai chữ tà
đạo; chồng vợ bị ly tán,
con cái bị tách rời khỏi cha
mẹ. trong thế kỷ 19, từ 100.000
đến 300.000 người chịu bách
hại, kể cả đa số những
người được phong thánh.
Sự chống lại của người
công giáo đáng ghi nhận qua việc
che dấu các linh mục thật là quả
cảm. Trong năm năm từ 1857 đến
1862, có khoảng trên 5.000 tín đồ
chịu tử đạo, cộng với
215 linh mục và nữ tu bản xứ,
và có khoảng 40.000 người công
giáo bị tước hết quyền
sở hữu, và bị đầy
ra khỏi nơi họ sinh sống. Năm 1917 hơn
2.078 trường hợp trong nhóm này
được mang ra trình bày; và
một con số trượng trưng 25
người được phong Á
Thánh năm 1951.
Mặc dầu hồ sơ của đa số
những người chịu bách hại
đã bị tiêu hủy, tất cả
có 117 vị, trong đó có 96
người Việt, 11 cha Ða Minh
người Tây Ban Nha, và 10 giáo sĩ
người Pháp thuộc Hội Thừa
Sai Ba Lê đã được phong
thánh. Trong số đó có 8 Giám
Mục, 50 linh mục (15 cha Ða Minh, 8 cha Hội
Thừa Sai Ba Lê, 27 cha triều), 1 chủng
sinh, và 58 giáo (9 người Dòng
Ba Ða Minh, và 17 thầy giảng) tử
đạo tại Bắc Hà, Trung Phần và
Nam Phần. Ða số bị sử trảm
(chặt đầu) (76), nhưng 21 nguờ bị
xử giảo (thắt cổ) chết, 9 chết
vì bị tra tấn, 6 bị thiêu sống,
và 5 bị lăng trì (phân thây).
Tên của các vị thánh tử
đạo này được liệt kê
sau đây. Các vị thánh này
được phong Á thánh trong bốn
kỳ khác nhau: 64 vị năm 1900 bời
Ðức Giáo Hoàng Lêo XIII; 8 vị
năm 1906 bởi Ðức Giáo
Hoàng Piô X (tất cả đều là
Ða Minh); 20 năm 1909 cũng bởi
Ðức Giáo Hoàng Piô X; và
25 năm 1951 bởi Ðức Giáo
Hoàng Piô XII. |
1. Almatĩ, Pedro
(Phêrô
Almato Bình), Dominican priest; b. 1830 at Sassera (Vich), Spain;
d. 1 Nov. 1, 1861, at Hải Dương, Tonkin. He was first sent
to the Philippines upon his profession as a Dominican. Thereafter he was
sent to Ximabara under St. Jerome Hermosilla, with whom he was beheaded.
Beatified 1906. |
Phêrô Almato Bình, Linh Mục Ða Minh;
sanh 1830 tại Sassera (Vich), Tây Ban Nha; chết 1/11/1861,
tại Hải Dương. Ngài được
sai đi Phi Luật Tân trước hết
khi đượïc khấn dòng Ða
Minh. Sau đó được gửi
Ximabara với thánh Jerome Hermosilla, cùng
với vị này, ngài đã bị
xử trảm (chém đầu), phong á
thánh năm1906. |
2.
Berrio-Ochoa, Valentín
(Valentine
Berriochoa, Valentinô Berrio-Ochoa Vinh), Dominican bishop of Central
Tonkin; b. 1827 at Ellorio (Vitoria), Spain; d. 1 Nov. 1861 at Hải
Dương, Tonkin. Following his profession in the Order of Preachers,
he was sent to the Philippines, where he was known as an especially devout
member of the order. In 1858, he was consecrated titular bishop of Tonkin
and appointed vicar apostolic. Upon his arrival in Vietnam, he faced persecution
by the government and worked in extremely difficult conditions. Like his
Master, the bishop was betrayed by one of his own who had apostatized. In
1861, he was arrested, degraded, imprisoned, tortured, and beheaded with
Bishop Hermosilla and Fr. Almatĩ. For a time St. Valentine's cause
was separated from the group because his intercession was credited with several
miracles. Beatified 1906. |
Valentinô Berrio-Ochoa Vinh, Giám Mục Ða
Minh địa phận Ðàng Ngoài, sanh
1827 tại Ellorio (Vitoria), Tây Ban Nha; chết 1/11/1861
tại Hải Dương. Sau khi được
khấn dòng Các Nhà TruyềnGiáo,
ngài được gửi đi Phi
Luật Tân, ở đây ngài
được nổi tiếng là một
linh mục sốt sắng của nhà dòng.
Năm 1858, ngài được phong làm
Giám Mục Ðàng Ngoài. Khi đến
Việt Nam, ngài bị đàn áp và
hoạt động rất khó khăn. Cũng
như Chúa Giêsu, Ðức Gám
Mục bị một đồ đệ phản.
Năm ngày 1/11/1861, ngài bị bắt, bị
bôi nhọ, bị giam, bị tra tấn và
bị xử trảm (chém đầu),
cùng với Ðức Giám Mục
Hermosilla và Linh mục Almatĩ. Trong một
thời gian, vụ án phong thánh Valentin
bị tách ra khỏi nhóm vì việc
trình bầy cho ngài có nhiều phép
lạ trợ giúp. Ngài được
phong Á Thánh năm 1906. |
3.
Bonnard, Jean-Louis
(John Louis
Bonnard Hương), priest; b. 1824 at Saint-Christo-em-Jarez, France;
d. 1 May 1852 Nam Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin.
He was a attached to the MEP during his work in Annam. While awaiting execution,
he wrote a letter of farewell to his family. He was beheaded at the age of
28. Beatified 1900. |
Gioan Lu-i
Bô-na Hương, linh mục; sanh 1824 tại
Saint-Christo-em-Jarez, Pháp; chết 1/5/1852 tại Nam
Ðịnh. Ngài trực thuộc vào
Hội Thứaa Sai Ba Lê trong khi hoạt
động tại Trung Phần. Trong khi chờ
bị tử hình, ngài viết thư
từ biệt gia đình. Ngài bị
chết chém năm Hè tuổi. Phong Á
Thánh năm 1900. |
4.
Buong Tong Viet, Paul
(Paul Doi
Buong, Paul Tong Viet Buong, Phaolô Tống Viết
Bường), soldier; b. in Phủ Cam, Huế
(Cochin-China); d. Oct. 23, 1833, in Thợ Ðúc.
He was the captain of the Emperor Minh-Mệnh's bodyguard. As a Christian
he became attached to the MEP. He was arrested in 1832, degraded, and suffered
for months before he was beheaded. Beatified 1900. Feast: Oct. 22. |
Phaolô
Tống Viết Bường, quan thị
vệ; sanh tại Phủ Cam, Huế; chết 23
tháng 10, 1833, tại Thợ Ðúc. Ngài
là quan cận vệ của Vua Minh-Mệnh. Khi theo
đạo ngài thuộc Hội Thừa Sai
Balê. Ngài bị bắt năm 1832, bị
cách chức, và bị tra tấn nhiều
năm trước khi bị xử trảm
(chém đầu) Phong Á Thánh 1900. Ngày
Lễ: 22 tháng 10. |
5.
Cai Ta,
José
(Joseph Cai Ta, Giuse Phạm Trọng Tả), soldier; b. 1800
at Quần Cống, Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin; d. 13 Jan. 1859, in Nam Ðịnh. He was tortured
to death. Beatified 1951. |
Giuse
Phạm Trọng Tả, cai tổng; sanh 1800 tại
Quần Cống, Nam Ðịnh; chết 13/1/1859,
tại Nam Ðịnh. Ngài bị tra tấn
đến chết, phong Á Thánh năm
1951. |
6.
Cam, Dominic
(Ðaminh
Cấm), priest, Dominican tertiary; b. at Cẩm Chương,
Bắc Ninh, Tonkin; d. 3 March 1859, at Hưng Yên, Tonkin.
Beatified 1951. |
Ða Minh Cấm,
linh mục, Dòng Ba Ða Minh, sanh tại Cẩm
Chương, Bắc Ninh; chết 3 tháng 3, 1859
tại Hưng Yên. Phong Á Thánh 1951 |
7.
Can Nguyen,
Francisco Javier
(Francis
Xavier Can, Phanxicô Xaviê Cần), lay catechist; b.
1803 at Sơn Miêng (Sou-Mieng), Hao Ðông, West
Tonkin; d. 20 Nov. 1837, at Cầu Giấy, Tonkin. He was a catechist
for the fathers of the MEP. Strangled in prison. Beatified 1900. |
Phanxicô
Xaviê Cần, thầy giảng; sanh 1803 tại
Sơn Miêng, Hà Ðông; chết 20/11/1837,
tại Cầu Giấy. Ngài là một thầy
giảng cho các linh mục của Hội
Thừa Sai Balê. Chịu xử giảo
(thắt cổ) trong tù. Phong Á Thánh
1900. |
8.
Canh
Luong Hoang, José
(Joseph
Cahn, Giuse Hoàng Lương Cảnh), physician, Dominican
Tertiary; b. ca. 1763-1765 at Làng Văn, Bắc Giang,
Tonkin; d. 5 Sept. 1838, at Bắc Ninh, Tonkin. Beheaded. Beatified
1900. |
Giuse
Hoàng Lương Cảnh, y sĩ, trùm
họ, Dòng Ba Ða Minh; sanh khoảng 1763-1765 tại
Làng Văn, Bắc Giang; chết 5/9/1838, tại
Bắc Ninh. Bị xử trảm (chém
đầu). Phong Á Thánh 1900. |
9. Castaneda, Jacinto
(Jacinto
Castaneda Gia), Dominican priest; b. 1743 at Sétavo (Valencia), Spain;
d. 7 Nov.1773 at Ðồng Mơ, Tonkin. After his profession
as a Dominican, he was sent to the Philippines. An extant account tells of
the difficulties of their sailing across the Atlantic, their march across
Mexico, and a difficult final voyage across the Pacific. When they finally
arrived, Manila was in the hands of the English. After months of searching
for his Dominican brothers, he located the community and was ordained. Thereafter
he travelled by ship another 66 days to China, from where he was deported
to Tonkin. His ministry lasted for only a very short time before he was arrested
and imprisoned for 3 years. He was beheaded with St. Vincent Liem. Beatified
1906. |
Catanhêđa, Jacinto Gia, linh mục Ða Minh;
sanh 1743 tại Sétavo (Valencia), Tây Ban Nha; chết
7/11/1773 tại Ðồng Mơ. Sau khi khấn
dòng Ða Minh, ngài được
gửi đi Phi Luật. Ðược ghi
chép đầy đủ về chuyển
vượt biển khó khăn của ngài
qua Ðại Tây Dương, hành trình
đường bộ băng ngang qua Mễ
Tây Cơ, và một chuyến hải hành
khó khăn khác trên Thái Bình
Dương. Khi đến được Manila,
cha bị rơi vào tay người Anh. Sau
một tháng trời tìm kiếm các
người anh em Ða Minh, cha đã gặp
được họ và được
chịu chức thày cả. Sau đó
ngài phải đi tầu mất Thereafter ngày
mới tới được Trung Hoa,
nơi đây ngài bị trục xuất
sang Bắc Việt. Thời gian truyền giáo
của ngài rất ngắn ngủi
trước khi ngài bị bắt và
cầm tù trong 3 năm. Ngài bị xử
trảm (chém đầu) cùng với
Thánh Vinh Sơn Liêm. Phong Á Thánh
1906. |
10.Chieu
van Do, Francisco
(Francis
Chien, Francis Do van Chieu, Phanxicô Ðỗ Văn
Chiểu), Dominican tertiary, lay catechist; b. ca. 1796-97 at Trung
Lễ, Liên Thủy, Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin; d. 12 June 1838 at Nam Ðịnh. Francis
aided the Dominican priests in their Vietnamese mission. He was captured
in the village of Kien-lao with Bishop Dominic Henares, whom he was serving
as catechist, and beheaded with him. His remains were also retrieved by
Christians seeking their preservation. Beatified 1900. Feast: 25 June. |
Phanxicô
Ðỗ Văn Chiểu, Dòng Ba Ða
Minh, thầy giảng; sanh khoảng 1796-97 tại Trung
Lễ, Liên Thủy, Nam Ðịnh; chết
12/6/1838 tại Nam Ðịnh. Ngài giúp các
cha Ða Minh trong việc truyền giáo tại
Việt Nam. Ngài bị bắt tại tỉnh
Kiên-Lao cùng với Ðức
Giám Mục Dominic Henares, ngài giúp ÐGM
dạy giáo lý, và chịu xử
trảm (chém đầu) cùng với
ÐGM. Hài cốt của ngài đã
được giáo dân thu lượm
và tồn trữ. Phong Á Thánh 1900.
Ngày Lễ: 25 tháng 6. |
11.
Con, John Baptist
(Gioan Baotixita
Cỏn), married man, lay catechist; b. 1805 at Kẻ Báng,
Nam Ðịnh (near Hà Nội, Tonkin); d. 8 Nov. 1840,
at Bảy Mẫu, Tonkin. Beheaded. Beatified 1900. Feast: 7
Nov. |
Gioan Baotixita
Cỏn, lý trưởng, có vợ,
thầy giảng; sanh 1805 tại Kẻ Bàng, Nam
Ðịnh; chết 8/11/1840, tại Bảy Mẫu.
Xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1900. Ngày Lễ: 7 tháng 11 |
12.
Cornay,
Jean-Charles
(John Cornay, John Corny, Jean-Charles Cornay Tân), priest; b. 1809
at Loudun (Poitiers), France; d. 20 Sept. 1837, at Sơn Tây,
Annam. Cornay worked in Annam as a member of the MEP. He was arrested at
Ban-no, Tonkin. He had been "framed" by the wife of a brigand chief, who
had planted weapons in a plot of land that he cultivated. Thereafter Cornay
was kept in a cage for 3 months and taken out only to be bound and brutally
beaten. He was compelled to use his fine voice to sing to his captors. He
was cut into pieces. Beatified 1900. 8 Feb. |
Jean-Charles
Cornay Tân, linh mục; sanh 1809 tại Loudun (Poitiers),
Pháp; chết 20/9/1837, tại Sơn Tây. Cha
Tân hoạt động tại Bắc Phần
như một giáo sĩ của Hội Thừa
Sai Balê. Cha bị bắt tại Bản-no. Cha bị
vợ của một tướng
cướp gài bẫy, người
này dấu vũ khí trong thửa ruộng
cha cầy cấy. Từ đó cha bị
nhốt trong cũi trong ba tháng, và chỉ
được thả ra để đi trói
buộc và tra tấn. Ngài bị bắt
phải hát cho các tên cai ngục, vì
giọng của ngài rất hay. Ngài bị
phânthay làm nhiều mảnh. Phong Á
Thánh 1900. Ngày lễ: 8 tháng 2. |
13.
Cuénot, Étienne-Théodore
(Stephen
Cuénot, Étienne-Théodore Cuénot Thể),
bishop, vicar apostolic; b. 1802 at Beaulieu, Besançon, France; d.
14 Nov. 1861, at Bình Ðịnh, Cochin-China. He was ordained,
became a member of the MEP, and was sent to Annam. In 1833, he was appointed
vicar apostolic of East Cochin-China and consecrated bishop in Singapore.
He labored in the missions, establishing three vicarates during his 25-year
episcopate. When the persecutions heightened he was safely hidden until he
had to emerge for water at which time he was arrested. He died of dysentery
just before the edict for his execution arrived. Beatified 1909. Feast: 8
Feb. |
Stêphanô-Théodore Cuénot Thể,
Giám Mục; sanh 1802 tại Beaulieu, Besançon,
Pháp; chết 14/11/1861, tại Bình Ðịnh.
Ngài được thụ phong limh mục,
trở thành một giáo sĩ của
Hội Thừa Sai Balê, được
gửi sang Trung Phần. Năm 1833
được bổ nhiệm làm Ðại
Diện Tông Tòa Miền Tây và tấn
phong Giám Mục Singapore.
Ngài cố gắng hoạt động, thành
lập 3 giáo hạt trong thời gian 25 làm
giám mục. Khi việc đàn áp gia
tăng, ngài được ẩn náu
an toàn cho tới khi phải lộ diện
để tìm nước uống và
bị bắt. Ngài chết rũ tù vì
bệnh kiết lỵ ngay trước khi có
lệnh xử tử ngài. Phong Á
Thánh 1909. Ngày Lễ: 8 tháng 2 |
14.
Dac Nguyen, Matthew
(Matthew
Nguyễn Văn Phượng, Matthew Phuong,
Matthêô Nguyễn Văn Ðắc
(Phượng)), lay catechist; b. ca. 1801 at Kẻ Lai (Ke-lay),
Quảng Bình, Cochin-China; d. 26 May 1861, near Ðồng
Hới, N. Cochin-China. Like Andrew Dũng-Lạc, he
used an alias. Beheaded. Beatified 1909. |
Matthêô Nguyễn Văn Ðắc
(Phượng), trùm họ, thầy giảng;
sanh khoảng 1801 tại Kẻ Lai, Quảng Bình,
chết 26/5/1861, gần Ðồng Hới.
Cũng như Anrê Dũng-Lạc, ngài
dùng tên hiệu. Bị xử trảm
(chết chém). Phong Á Thánh 1909. |
15.
Da,
Peter
(Peter Dai, Phêrô Ða), lay catechist; b. at Ngọc
Cục, Nam Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin; d.
17 June 1862, in Nam Ðịnh. He was burnt alive in a bamboo hut
with two Catholic fishermen. Beatified 1951. |
Phêrô Ða, thầy giảng; sanh tại
Ngọc Cục, Nam Ðịnh; chết 17/6/1862, tại
Nam Ðịnh. Ngài bị thiêu sống
trong một lều tre cùng với hai
người dân chài Công Giáo.
Phong Á Thánh 1951. |
16.
Dat Dinh, Domingo Nicolas
(Dominic
Nicholas Dat, Ðaminh Ðinh Ðạt), soldier; b. 1803
in Phú Nhai, Nam Ðịnh (near Hà Nội),
Tonkin; d. July 18, 1838, in Nam Ðịnh. When it was discovered
that St. Dominic was a convert to Christianity, he was arrested, and stripped
of his military position for embracing the faith. He may have been a Dominican
tertiary. Strangled. Beatified 1900. |
Ðaminh
Ðinh Ðạt, binh sĩ; sanh1803 tại Phú
Nhai, Nam Ðịnh; chết 18/7/1838, tại Nam
Ðịnh. Khi người ta khám phá
rằng ngài là một người
tân tòng, ngài bị bắt, bị
tước bỏ chức vụ vị
đức tin công giáo. Ngài có
thể thuộc Dòng Ba Ða Minh. Chịu
xử giảo (thắt cổ) chết. Phong Á
Thánh 1900. |
17.
Dat, Juan
(John Dat,
Gioan Ðạt), priest; b. ca. 1764 in Ðồng Chuối,
Thanh Hóa, West Tonkin; d. 28 Oct. 1798, in West Tonkin. Dat,
described as a man of great serenity, was ordained to the priesthood in 1798.
Following his arrest as an outlawed priest, he was held in captivity for
3 months, then beheaded. He and Emmanuel Trieu were the first Vietnamese
diocesan priests for whose martyrdom a written account has been preserved.
Beatified 1900. |
Gioan
Ðạt, linh mục; sanh khoảng 1764 tại
Ðồng Chuối, Thanh Hóa; chết 28/10/1798.
Thánh Ðạt, được mô tả
là một người rất bình
thản, được thụ phong linh mục
năm 1798. Sau khi bị bắt vì tội làm
linh mục bất hợp pháp, ngài bị
tù 3 tháng, rồi bị xử trảm
(chém đầu). Ngài và thánh
Emmanuel Triệu là những vị linh mục
triều đầu tiên mà cuộc
tử đạo đã được
ghi chép và lưu trữ. Phong Á
Thánh 1900. |
18.
De Van Nguyen, Tomas
(Thomas
De, Tôma Nguyeễn Văn Ðệ), tailor, Dominican
tertiary; b. 1810, in Bồ Trang, Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin; d. 19 Dec. 1839, in Cổ Mễ, Tonkin. He
was strangled with four Dominic Uy, Francis Xavier Mau, Stephen Vinh, and
another companion for giving shelter to the missionaries. Beatified
1900. |
Tôma
Nguyễn Văn Ðệ, thợ may, Dòng
Ba Ða Minh; sanh 1810, tại Bồ Trang, Nam Ðịnh,
chết 19/12/1839, tại Cổ Mễ . Ngài bị
xử giảo (thắt cổ) chết cùng
với bốn người khác, trong
đóa có Ðaminh Uy, Phanxicô Xaviê
Mầu, Stêphanô Vinh và một
người khác vì che dấu các
vị thừa sai. Phong Á Thánh 1900. |
19. Delgado,
Ignacio
(Ignatius Delgado, Clemente Ignatius Delgado, Clememté Ignaxiô
Delgaho Hy); Dominican bishop of East Tonkin; b. ca. 1761 at Villa Felice,
Spain; d. 21 July 1838, at Nam Ðịnh (near Hà Nội),
Tonkin. Most of the information on Delgado derives from the decree of
condemnation. After professing himself as a Dominican, he was sent to the
Tonkinese mission, where he labored for nearly 50 years and was appointed
vicar apostolic of East Tonkin. He had been hidden in the village of Kien-lao
until he was betrayed through the artful questioning of a young boy. The
bishop was locked in a cage. When questioned he answered truthfully about
himself but would reveal nothing about other Christians. For this the 76-year-old
bishop died of dysentery and hunger in a cage exposed to the summer sun and
the taunting of onlookers. After his death soldiers cut off his head and
tossed his remains into the river, where they were recovered by fishermen
and honorably buried by Jerome Hermosilla. Beatified 1900. Feast: 11
July. |
Clêmentê Ignaxiô Delgaho Hy; Giám mục
Ða Minh; sanh khoảng 1761 tại Villa Felice, Tây
Ban Nha; chết 21/7/1838, tại Nam Ðịnh. Ða
số những tin tức về thánh
Hy xuất xứ từ bản án
tử hình của ngài. Sau khi
được tấn phong là thừa
sai Ða Minh, ngài được sai
đến đây, nơi ngài hoạt
động vất vả trong 50 năm và
được bổ nhiệm làm Ðại
Diện Tông Tòa Miền Tây. Ngài
trốn trong làng Kien-lao cho đến khi bị
phản vì sự tra khảo khéo léo
một đứa bé trai. Ngài bị
nhốt trong cũi. Khi bi tra khảo, ngài trả
lời thành thật mọi sự về
ngài, nhưng không tiết lộ gì về
các người giáo dânkhác.
Vì thế ngài đã chết rũ
tù năm 76 tuổi vì bệnh kiết lỵ
và đói ăn trong một cái cũi
bị phơi nắng hè và bị
người qua lại xỉ nhục. Sau khi ngài
chết binh sĩ chặt đầu ngài và
ném thi thể xuống sông, dân
đánh cá vớt được
xác ngà và được
Ðức Cha Jerome Hermosilla chôn cất
tử tế. Phong Á Thánh 1900. Ngày
Lễ: 11 tháng 7. |
20. Diaz Sanjurjo,
José
(Joseph
Diaz, Giuse Maria Diaz Sanjuro An), Dominican bishop, vicar apostolic; b.
1818 at Santa Eulalia de Suegos, Lugo, Spain; d. 20 July 1857 in Nam
Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin. His parents had
determined that he would have a successful career using his literary skills.
He secretly entered the Dominicans at Ocađa, Spain. There he was trained
for the missions. He made his vows at Cadiz prior to undertaking the 120-day
voyage to Manila, where he was assigned teaching duties at the University
of Santo Tomas. After six months, he entered Tonkin with Melchoir Garcia-Sampedro
under the cover of night disguised in native dress. Shortly thereafter, Diaz
was appointed vicar apostolic of Central Tonkin with Garcia as his coadjutor.
Although the Christian community tried to hide them as the persecution
intensified. Sanjuro was arrested in a surprise raid and imprisoned for 2
months during which he demonstrated his forgiveness of his betrayer. He was
beheaded and his body thrown into the sea. Beatified 1951. |
Giuse Maria
Diaz Sanjuro An, Giám mục Ða Minh, Ðại
Diện Tông Tòa; sanh 1818 tại Santa Eulalia de
Suegos, Lugo, Tây Ban Nha; chết 20/7/1857 tại Nam
Ðịnh. Cha mẹ ngài cho rằng ngài
phải có một cuộc đời
sự nghiệp văn chương thành công
rực rỡ. Ngài lén vào tu
dòng Ða Minh tại Ocađa, Tây Ban Nha. Nơi
đây ngài được huấn
luyện để đi truyền giáo. Ngài
khấn dòng tại Cadiz trước khi lên
đường đi mất 120 ngày
để tới Manila, nơi đây
ngài được bổ nhiệm làm
giáo sư tại Ðại Học Thánh
Tôma. Sau sáu tháng ngài vào Việt
Nam ban đêm, cải trang bằng y phục của
dân chúng cùng với Melchoir Garcia-Sampedro.
Ngay sau đó, ngài được bổ
nhiệm làm Ðại Diện Tông Tòa
Miền Trung với cha Garcia là phụ tá.
Mặc dầu giáo dân cố gắng che
dấu hai ngài trong khi việc bắt bớ
gia tăng, ngài bị bắt trong một cuộc
ruồng bố bất thần, và bị giam
hai tháng, trong thời gian này ngài
tuyên bố tha thứ cho những
người phản bội ngài. Ngài
bị xử trảm (chém đầu) và
xác bị ném xuống biển. Phong Á
Thánh 1951. |
21.
Dich Nguyen, Anthony
(Anthony
Nguyen Dich, Antôn Nguyễn Ðích), farmer; b.
in Chi Lăng, Hà Nội, Tonkin; d. 12 Aug. 1838, Bảy
Mẫu, Tonkin. St. Anthony used his wealth from agriculture to generously
assist the work of the MEP. He was arrested for sheltering priests, including
James Nam, who were fleeing government persecution. Beheaded. Beatified
1900. |
Antôn
Nguyễn Ðích, nông dân; sanh tại
Chi Long, Nam Ðịnh; chết 12/8/1838, tại Bảy
Mẫu. Thánh Antôn Ðích dùng gia
sản nông nghiệp của ngài để
giúp cho công việc truyền giáo của
Hội Thừa Sai Balê. Ngài bị bắt
vì che dấu các linh mục, kể cả
Giacôbê Năm, là người đang
chạy trốn việc lùng bắt của nhà
vua. Bị xử trảm (chém đầu).
Phong Á Thánh 1900. |
22.
Diem The Nguyen, Vincent
(Vinh Sơn
Nguyễn Thế Ðiểm), priest; b. 1761 at An Do,
Quảng Trị, Cochin-China; d. 24 Nov. 1838, at Ðồng
Hới, Tonkin. Beheaded. Beatified 1900. |
Vinh Sơn
Nguyễn Thế Ðiểm, linh mục; sanh 1761
tại Ân Ðô, Quảng Trị, chết
24/11/1838, tại Ðồng Hới. Bị
xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1900. |
23.
Du Viet Ðịnh, Tomas
(Thomas
Du, Tôma Ðinh Viết Dụ), priest, Dominican tertiary;
b. 1774 at Nam Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin; d.
26 Nov. 1839, at Bảy Mẫu, Tonkin. After his ordination Thomas
worked in the Province of Nam-Ðịnh. He underwent horrible tortures
before he was beheaded. Beatified 1900. Feast: 31 May 31. |
Tôma
Ðinh Viết Dụ, linh mục, Dòng Ba Ða
Minh; sanh 1774 tại Phú Nhai, Nam Ðịnh; chết
26/11/1839, tại Bảy Mẫu. Sau khi chịu
chức cha Dụ hoạt động tại tỉnh
Nam-Ðịnh. Ngài bị tra tấn dã
man trước khi bị xử trảm
(chém đầu). Phong Á Thánh 1900.
Ngày Lễ: 31 tháng Năm. |
24.
Due Van Vo, Bernardo
(Bernard
Vo van Due, Bênađô Võ Văn Duệ),
priest; b. 1755 at Quần Anh, Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin; d. 26 Nov. 1838, at Ba Tooa, Tonkin. Bernard converted
to the faith, studied in the seminary, and was ordained. After laboring for
many years in the mission, Bernard retired. He was living quietly until he
felt called to offer himself to the pagan soldiers as a Christian priest.
Beheaded at age 83. Beatified 1900. Feast: 1 Aug. |
Bênađô Võ Văn Duệ, linh mục;
sanh 1755 tại Quần Anh, Nam Ðịnh; chết
1 tháng 8, 1838, tại Ba Tòa. Cha Duệ vốn
là một tân tòng, học chủng viện,
và được thụ phong linh mục. Sau
nhiều năm hoạt động truyền giáo,
ngài về hưu, sống thầm lặng cho
đến khi có tiếng gọi phải
tự thú với quân sĩ rằng
mình là linh mục. Bị xử trảm
(chém đầu) năm 83 tuổi. Phong Á
Thánh 1900. Ngày Lễ: 1 tháng 8. |
25. Dumoulin-Borie, Pierre
(Peter Dumoulin,
Phêrô Dumoulin-Borie Cao), missionary priest of the MEP; b.
1808 at Cors (diocese of Tulle), France; d. 24 Nov. 1838, at Ðồng
Hới, Tonkin. St. Peter studied for the priesthood in Paris,
was ordained in 1832, and sent to Tonkin. He was arrested in 1836. While
in prison he was appointed vicar apostolic and titular bishop of Western
Tonkin, but was never consecrated prior to his beheading. Beatified
1900. |
Phêrô Dumoulin-Borie Cao, Giám mục Hội
Thừa Sai Balê; sanh 1808 tại Cors (địa
phận Tulle), Pháp; chết 24 tháng 11 1838,
tại Ðồng Hới. Thánh Cao học
chủng viện tại Balê và
được thụ phong năm 1832, và
được gửi đi Bắc Phần.
Ngài bị bắt năm 1836. Trong khi bị giam,
ngài dược bổ nhiệm làm
Ðại Diện Tông Tòa và làm
Giám Mục Miền Tây, nhưng chưa
được tấn phong trước thì
bị xử trảm (chém đầu). Phong
Á Thánh 1900. |
26.
Dung Lac An Tran, Andrew
(Anrê
Trần An Dũng (Lạc)), priest; b. c. 1795 in Bắc
Ninh, Tonkin; d. 21 Dec. 1839, Cầu Giấy, Tonkin. When Dung
Anh Tran was 12, his family moved to (Hà-Nơi) Hà Nội
to find work. Although his parents were pagan, they allowed their son to
receive instruction from a lay catechist so that he might benefit from the
education generally denied the poor. He was baptized Andrew at Vinh-Tri.
He studied Chinese and Latin, served as a catechist for ten years, and then
was ordained to the priesthood in 1823. He was a tireless preacher—both
by word and example—in several parishes until his arrest in 1835 as
a Christian. His parishioners gathered the money needed to purchase his release.
Thereafter, he changed his name from Dung to Lac in order to disguise his
identity and went to another area to continue his ministry. On 10 November
1839, he was again arrested with another Vietnamese priest, Peter Thi. Both
were freed once ransom was paid on their behalf, but they were soon arrested
again and taken to Hà Nội, where priests of the MEP were singled
out for especially harsh treatment and tortures. Beheaded. Beatified 1900.
Feast formerly on 26 Dec. |
Anrê
Trần An Dũng (Lạc), linh mục; sanh 1795
tại Bắc Ninh, chết 21/12/1839, tại Cầu
Giấy. Khi Trần Anh Dũng lên 12 tuổi,
gia đình lên Hà Nội tìm việc.
Mặc dầu cha mẹ không có đạo,
ngài được học giáo lý
của một thầy giảng để có
được số vốn học thức
mà con cái nhà nghéo không có.
Ngài được rửa tội tại
Vinh-Tri. Ngài học tiếng Trung Hoa và Latinh,
được làm thầy giảng 10 năm,
và rồi được thụ phong linh
mục năm 1823. Ngài là một nhà
truyền giáo kiên trì không biết
mệt, bằng lời nói và việc
làm, tại nhiều giáo xứ cho
đến khi bị bắt năm 1835. Giáo
dân của ngài quyên góp đủ
tiền để chuộc ngài. Sau đó
ngài đổi tên từ Dũng
thành Lạc để che dấu căn
cước, và rời sang một vùng
khác để tiếp tục sứ mạng.
Ngày 10 tháng 11, 1839, ngài lại bị
bắt cùng với một linhmục Việt
Nam khác là cha Phêrô Thi. Cả hai
đều được thả ra sau khi dân
nộp đủ tiền chuộc, nhưng chẳng
bao lâu sau cả hai lại bị bắt và
bị giải lên Hà Nội, nơi mà
các linh mục thuộc Hội Thừa Sai
Balê bị giam riêng để bị tra tấn
đặc biệt. Bị xử trảm (chém
đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ:
26 tháng 12. |
27.
Dung Van Dinh, Peter
(Phêrô
Ðinh Văn Dũng), lay catechist; b. in Ðông
Phú, Thái Bình, Tonkin; d. 6 June 1862, in Nam
Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin. Beatified 1951. |
Phêrô Ðinh Văn Dũng, thầy
giảng; sanh tại Ðồng Hào, Thái
Bình, chết 6/6/1862, tại Nam Ðịnh. Phong
Á Thánh 1951. |
28.
Duong, Paul
(Paul Dong,
Phalô Vũ Văn Dương (Ðổng)),
layman; b. 1792 at Vực Ðường, Hưng
Yên, Tonkin; d. 3 June 1862, in Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin. Beatified 1951. |
Phaolô
Vũ Văn Dương (Ðổng), giáo
dân, trùm họ; sanh 1792 tại Vực
Ðường, Hưng Yên, chết 3/6/1862,
tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951. |
29.
Duong Van Truong, Peter
(Peter Truong
Van Duong, Phêrô Trương Văn
Ðường), lay catechist; b. 1808 at Kẻ
Sở, Hà Nam, Tonkin; d. 18 Dec. 1838, at Sơn
Tây, Annam. He was strangled together with another catechist, Peter
Truat, for refusing to trample upon the crucifix. Beatified 1900. |
Phêrô Trương Văn
Ðường, thầy giảng; sanh 1808
tại Kẻ Sở, Hà Nam; chết 18/12/1838,
tại Sơn Tây. Ngài bị xử giảo
(treo cổ chết) cùng với một
thầy giảng khác là Phêrô
Truật, vì không chịu bước qua
thập giá. Phong Á Thánh 1900. |
30. Duong, Vincent
(Vinh-sơn
Dương), layman; b. in Doãn Trung, Thái Bình,
Tonkin; d. 6 June 1862, at Nam Ðịnh (near Hà Nội),
Tonkin. Beatified 1951. |
Vinh-sơn
Dương, giáo dân; sanh tại Doãn
Trung, Thái Bình, chết 6 tháng 6 1862, tại
Nam Ðịnh. Phong Á Thánh 1951. |
31. Fernandez, José
(Joseph
Fernandez, Giuse Fernandez Hiền), Dominican priest; b. 1775 at Ventosa
de la Cueva, Spain; d. 24 July 1838 in Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin. After his profession as a Dominican friar, he studied
in the seminary expressly to serve in the Vietnamese mission. In 1805, he
was sent to Tonkin, where he was ordained. He was appointed provincial vicar
there and arrested shortly thereafter. Beheaded. Beatified 1900. Feast: July
11. |
Giuse Fernandez
Hiền, linh mục Ða Minh; sanh 1775 tại Ventosa
de la Cueva, Tây Ban Nha; chết 24 tháng Bẩy
1838 tại Nam Ðịnh. Sau khi được
khấn làm một thầy dòng Ða Minh,
ngài được học học trong chủng
viện để phục vụ tại Việt Nam.
Năm 1805, ngài được gửi
đến Bắc Hà, nơi đây
ngài được thụ phong linh mục.
Ðược bổ nhiệmlàm giám
tỉnh ở đây, và bị bắt
ngay sau đó. Bị xử trảm (chém
đầu). Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ:
11 tháng Bẩy. |
32.
Gagelin, François
(Francis
Isidore Gagelin, Francois-Isidore Gagelin Kính), priest; b. 1799 at
Montperreux (Besançon), France; d. 17 Oct. 1833 in Bãi Dâu
(Bồng Sơn), Cochin-China. Belonged to the MEP. Sent to Cochin-China
in 1822 (age 23), where he was ordained to the priesthood upon his arrival.
He worked zealously until the outbreak of persecution, when he gave himself
up to the mandarin of Bongson and was strangled. Beatified 1900. |
Phanxicô-Isidore Gagelin Kính, linh mục; sanh 1799
tại Montperreux (Besançon), Pháp; chết 17
tháng 10 1833 tại Bãi Dâu (Bồng Sơn).
Thuộc Hội Thừa Sai Balê.
Ðược gửi đến Bắc
Hà năm 1822 (23 tuổi), ở đây
ngài được thụ phong linh mục
khi mới tới nơi. Ngài hoạt
động hăng hái cho đến vụ
đàn áp bùng nổ, ngài
tự thú với quan lại Bồng Sơn
và bị treo cổ. Phong Á Thánh 1900. |
33.
Gam Van Le, Matthew
(Matthew
Le van Gam, Matthêô Lê Văn Gẫm), merchant;
b. ca. 1812 in Gò Công, Biên Hòa, Tonkin; d.
11 May 1847, in Chợ Ðũi, Annam. As a dedicated
member of the MEP, he carried the missionaries in his fishing boat from Singapore
to Annam. He was captured in this illegal act in 1846, imprisoned, tortured,
and beheaded. Beatified 1900. Feast: 26 May. |
Matthêô Lê Văn Gẫm, nhà
buôn; sanh khoảng 1812 tại Gò Công,
Biên Hòa; chết 11 tháng Năm 1847,
tại Chợ Ðũi, Nam Phần. Là
một thành phần nồng nhiệt của
Hội Thừa Sai Balê, ngài hoạt
động truyền giáo trên chiếc
tầu đánh cá từ Singapore sang
Việt Nam. Ngài bị bắt trong công việc
bất hợp pháp này năm 1846, bị
cầm tù, bị tra tấn, và xử
trảm (chém đầu). Phong Á Thánh
1900. Ngày Lễ: 26 tháng Năm. |
34.
Garcia Sampedro, Melchoir
(Melchior
Garcia-Sampedro Xuyên), Dominican, vicar apostolic; b. 1821 at Cortes,
Asturias, Spain; d. 28 July 1858, in Nam Ðịnh (near Hà
Nội). Melchoir was born into a poor family that was unable to provide
him with an education. He earned his way through school by teaching grammar
to younger students. He opted to become a Dominican (1845) and was prepared
for the missions at the novitiate at Ocađa. He went to the Philippines,
and then to Tonkin in an arduous journey (with José Diaz Sanjurjo).
Shortly after their arrival Garcia was named coadjutor to Diaz, the vicar
apostolic. While Gracia wanted to proclaim publically that he was a priest,
the local Christian community convinced him that his presence with them was
needed, an they kept him in hiding. Eventually Garcia was found, arrested,
and put in a cage with two native brothers. He was hacked to death, the brothers
beheaded, and their remains were thrown into a ditch. Some of their relics
were recovered. Beatified 1951.
|
Melchior
Garcia-Sampedro Xuyên, Ða Minh, Ðại Diện
Tông Tòa; sanh 1821 tại Cortes, Asturias, Tây
Ban Nha; chết 28 tháng Bẩy 1858, tại Nam
Ðịnh. Melchoir sinh trưởng trong một
gia đình nghèo khó không thể
cho ngài ăn học. Ngài dạy văn
phạm cho các học sinh nhỏ để có
tiền ăn học. Ngài lựa chọn
ơn gọi làm linh mục Ða Minh (1845), và
được huấn luyến cho việc
truyền giáo tại chủng viện Ocada. Ngài
đi Phi Luật Tân, và sau đó làm
một hành trình gian khổ cùng với
Ðức Cha José Diaz Sanjurjo. Ngay sau khi
tới nơi, Garcia được bổ
nhiệm làm phụ tá cho Ðức
Cha Diaz, vị Ðại Diện Tông Tòa.
Khi cha Garcia muốn tuyên bố công khai rằng
ngài là một linh mục, công đồng
công giáo địa phương thuyết
phục được ngài rằng họ
cần sự hiện diện của ngài,
và ngài đã để cho họ che
dấu ngài. Nhưng rồi cha Garcia cũng
bị khám phá, bị bắt, và nhốt
trong cũi với hai người anh em
đồng hương của ngài. Ngài
bị lăng trì (phân thây), các
bạn ngài bị xử trảm (chém
đầu), và xác họ bị thẩy
xuống hố. Một số xương thánh
của họ được thu lượm.
Phong Á Thánh 1951. |
35.
Gil de Federich,
Francisco
(Francis Gil, Phanxicô Gil de Fedrich Tế), Dominican priest;
b. 1702 in Tortosa, Cataluđa, Spain; d. Jan. 22, 1745 at Chà
Cổ, Tonkin. St. Francis was educated in Barcelona and became a Dominican
there before being sent to the Philippines. In 1732, he continued on to Tonkin,
where he was arrested in 1742-43. During his confinement Gil directed a fruitful
apostolate, then he was beheaded. He is the earliest martyr of whom there
is substantial documentation. Beatified 1906. Feast: Jan. 29. |
Phanxicô
Gil de Fedrich Tế, linh mục Ða Minh; sanh 1702
tại Tortosa, Cataluda, Tây Ban Nha; chết 22/1/1745
tại Chà Cổ. Thánh Phanxicô Tế
học tập tại Barcelona và trở thành
một linh mục Ða Minh ở đó
trước khi được gửi
đi Phi Luật Tân năm 1732, ngài tiếp
tục đi Bắc Hà, nơi đây
ngài bị bắt năm 1742-43. Trong khi bị
giam cầm cha Gil vẫn truyền giáo tốt
đẹp, rồi ngài bị xử trảm
(chém đầu). Ngài là vị
tử đạo tiên khởi mà
hồ sơ phong thánh đầy đủ.
Phong Á Thánh 1906. Ngày Lễ: 29 tháng
1. |
36.
Hanh Van Nguyen, Domingo
(Dominic
Du, Dominic Nguyen Van Hanh, Ðaminh Nguyễn Văn
Hạnh), Hanh is his alias; his real name is Domingo Du, Dominican priest;
b. 1772 in Năng A, Nghệ An, Tonkin; d. Aug. 1, 1838, in Ba
Tòa, Tonkin. He ministered as a priest to persecuted Christians for
decades before his arrest and execution as a Christian at age 67. Beatified
1900. |
Ðaminh
Nguyễn Văn Hạnh, Hạnh là tên
hiệu; tên thật của ngài là Domingo
Du, linh mục Ða Minh; sanh 1772 tại Năng A, Nghệ
An, chết 1 tháng 8, 1838, tại Ba Tòa. Ngài
chăm sóc cho các giáo dân bị
đàn áp trong mấy chục năm
trước khi ngài bị bắt và
bị xử trảm (chém đầu) năm
67 tuổi. Phong Á Thánh 1900. |
37.
Hanh, Paul
(Phaolô
Hạnh), layman; b. 1826 in Quán, Gia Ðịnh,
Cochin-China; d. May 28, 1859 near Saigon (Ho-Chi-Minh City). He abandoned
formal practice of his faith to join a band of outlaws, although he secretly
assisted the Christian community. When he was arrested for his crimes, he
professed his faith and, after frightful tortures, was beheaded. Beatified
1909. |
Phaolô
Hạnh, giáo dân; sanh 1826 tại Quán,
Gia Ðịnh, chết 28 tháng Năm, 1859 gần
Saigon. Ngài từ bỏ việc giữ
đạo để gia nhập một nhóm
giặc phản loạn, mặc dầu vẫn bí
mật giúp đỡ các cộng
đồng công giáo. Khi ngài bị
bắt về tội của mình, ngài
tuyên xưng đức tin và sau khi bị
tra tấn khủng khiếp, bị xử trảm
(chém đầu) Phong Á Thánh 1909. |
38.
Henares, Domingo
(Dominic
Henarez, Ðaminh Henares Minh); Dominican auxiliary bishop; b. 1765
in Baena, Cordova, Spain; d. June 25, 1838, in Nam Ðịnh (near
Hà Nội), Tonkin. He was appointed bishop-coadjutor (1803) to
St. Ignatius Delgado, vicar apostolic of Tonkin. After working for about
50 years in Vietnam, Bishop Henares hid himself in the village of Kien-lao
with his bishop during a renewed outbreak of persecution. He managed to escape
immediate arrest by hiding himself in a fishing boat. Unfortunately, the
agitation of the boatman betrayed him. A detachment of 500 soldiers was sent
to arrest Henares and his catechist St. Francis Chien. They were kept separate
from Delgado and beheaded 2 weeks after their bishop's death. Dominic died
praising God and proclaiming his faith. His body was recovered and buried
by Hermosilla. Beatified 1900. |
Ðaminh
Henares Minh; Giám mục phụ tá Ða Minh;
sanh 1765 tại Baena, Cordova, Tây Ban Nha; chết 25
tháng 6, 1838, tại Nam Ðịnh. Ngài
được phong làm giám mục phụ
tá năm cho Thánh Ignatius Delgado, Giám Mục
Ðại Diện Tông Tòa Bắc Hà.
Sau khi hoạt động 50 năm tại Việt Nam,
Ðức Cha Henares phải trốn tại
làng Kiên-lao cùng với
Ðức Giám chính tòa trong
thời gian bách hại nặng nề. Ngài
phải trốn trên một chiếc thuyền
đánh cá. Tiếc thay sự bối
rối của chủ thuyền khiến cho
sự hiện diện của ngài bị tiết
lộ. Một toán 500 binh sĩ được
gửi tới để bắt ngài
và thầy giảng Phanxicô Chiểu. Hai
người này bị nhốt riêng
không cùng chỗ với Ðức
Cha Delgado và bị xử trảm (chém
đầu) 2 tuần sau khi Ðức Cha bị
tử hình. Ngài chết trong khi ca tụng
Chúa và tuyên xưng đức tin.
Xác của ngài được thu
lượm và được
Ðức Cha Hermosilla Liêm chôn cất.
Phong Á Thánh 1900. |
39
. Hermosilla,
Jeronimo
(Jerome
Hermosilla, Jêrônimô Hermosilla Liêm), Dominican
bishop East Tonkin; b. 1880 at Santo Domingo de la Calzada, Old Castile,
Spain; d. Nov. 1, 1861, Nam Ðịnh (near Hà Nội),
Tonkin. After his profession as a Dominican, he was sent to Manila, where
he was ordained. In 1828, he was appointed to the mission at East Tonkin.
In April 1841, he succeeded St. Ignatius Delgado as vicar apostolic and
consecrated bishop, which marked him for persecution. Nevertheless, his native
intelligence—and divine protection—enabled him to serve his flock
for 20 years. As his first episcopal task, he gathered the relics of his
two predecessors and record the eyewitness accounts of their martyrdoms.
After many trials and the loss of some of his finest supporters, Hermosilla
was betrayed by an apostate. He and Berrio-Ochoa had been hidden aboard a
ship that would take them to a group of Christians under duress and in need
of the sacraments. They almost escaped, but were captured, placed in chains,
and marched to the chains under the escort of 300 soldiers. At the outskirts
of Hà Nội a crucifix had been laid in the road so that they
would have to trample on it to proceed. They fought so vigorously against
doing so that the soldiers finally removed it. Together with several other
Dominicans and laity they were taken in cages to the execution site, where
they were tied to stakes on the ground and beheaded. Their bodies were guarded
for several days to prevent Christians from rescuing the precious relics.
Beatified 1906.
|
Jêrônimô Hermosilla Liêm, Giám mục
Ða Minh; sanh 1880 tại Santo Domingo de la Calzada, Old Castile,
Tây Ban Nha; chết 1, 11, 1861, Hải Dương.
Sau khi khấn dòng Ða Minh, ngài
được gửi đi Manila, nơi
đây được thụ phong linh mục.
Năm 1828, ngài được bổ nhiệm
sang Việt Nam . Tháng Tư 1841, ngài thay thế
Thánh Ignatius Delgado làm Ðại Diện
Tông Tòa và được tấn
phong Giám mục, điều này khiến
cho ngài bị bách hại. Tuy nhiên
nhờ bản chất thông minh và ơn
trên che chở, ngài phục vụ
đàn chiên của ngài
được 20 năm. trong nhiệm vụ
đầu tiên là giám mục, ngài
thâu lượm xương thánh của
hai vị giám muc tiền nhiệm và ghi
nhận chứng từ của các nhân
chứng về vụ tử đạo của
các ngài. Sau rất nhiều cuộc
thử thách và mất mát
những người yểm trợ
ngài đắc lực nhất,
Ðức Cha Hermosilla bị một phản
đồ tố cáo. ngài và
Ðức Cha Berrio-Ochoa Vinh đang trốn
trên một chiếc tầu đưa các
ngài tới gặp một số giáo
dân đang bị bách hại và cần
nhận các phép bí tích. Hai ngài
suýt trốn thoát, nhưng bị bắt,
bị xiềng xích, và bị xích đi
với sự hộ tống của 300 binh
sĩ. Tại ngoại ô Hà Nội, một
thập giá đã được
đặt trên đường đi
để buộc các ngài phải
bước qua. Hai ngài chống cự
dữ dội, khiến cho binh sĩ phải
rời bỏ thập giá. Cùng với
nhiều tu sĩ Ða Minh và giáo dân
khác, họ bị bỏ vào cũi và
khiêng đi tới địa điểm
hành quyết. Noi đây họ bị trói
vào cột chôn dưới đất
và bị xử trảm (chém đầu).
Xác của các ngài bị quan quân
canh giữ nhiều ngày để ngăn
không cho giáo dân đến thâu
lượm xương thánh. Phong Á
Thánh 1906. |
40.
Hien Quang Do, José
(Joseph
Hien, Joseph Yeun, Giuse Ðỗ Quang Hiển), Dominican
priest; b. 1775 in Ðồng Chuối, Ninh Bình, Tonkin;
d. May 9, 1840, at Nam-Ðịnh, Tonkin. Beheaded. Beatified 1900.
Feast: June 27. |
Giuse
Ðỗ Quang Hiến, linh mục Ða Minh;
sanh 1775 tại Quần Anh, Nam Ðịnh, chết
9 tháng Năm, 1840, tại Nam-Ðịnh. Bị
xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1900. Ngày Lễ: 27 tháng 6. |
41.
Hieu Van Nguyen,
Peter
(Peter Nguyen van Hieu, Phêrô Nguyễn Văn Hiếu
lay catechist; b. 1783 in Ðồng Chuối, Ninh Bình,
Tonkin; d. there on April 28, 1840. He attachment to the MEP led to his beheading
during the persecution of Minh-Mang. Beatified 1900. |
Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy
giảng; sanh 1783 tại Ðồng Chuối, Ninh
Bình, chết ở đây ngày 28,
tháng Tư, 1840. Việc ngài trực thuộc
Hội Thừa Sai Balê khiên cho ngài
bị xử trảm (chém đầu) trong
thời gian bách hại đạo của
vua Minh-Mạng. Phong Á Thánh 1900. |
42. Hoa
Dac Phan, Simon
(Simon Phan
Dac Hoa, Simon Phan Dac Thu, Simon Phan Ðắc Hooa), lay physician;
b. 1778 in Mai Vinh, Thưoa Thiên, Cochin-China; d. Dec. 12, 1840,
in An Hooa, North Cochin-China. In addition to serving his community as a
doctor, St. Simon was mayor of his native village. He was a married man with
12 children; nevertheless, he assisted the evangelization efforts of the
MEP. He persisted in coming to the aid of the persecuted clergy. For this
he was arrested, tortured, and beheaded. Beatified 1909. |
Simon Phan Ðắc
Hòa, y sĩ,
giáo dân; sanh 1778 tại Mai Vinh, Thừa
Thiên, chết 12, tháng 12, 1840, tại An Hòa.
Ngoài việc làm y sĩ cho cộng
đồng, Thánh Simon còn là lý
trưởng của làng của ngài.
Ngài có vợ và 12 con, tuy nhiên,
ngài trợ giúp hất mình cho việc
truyền giáo của Hội Thừa Sai
Balê. Ngài luôn luôn trợ giúp
các giáo sĩ bị bách hại. Vì
vậy ngài bị bắt, bị tra tấn,
và chém đầu. Phong Á Thánh
1909. |
43.
Hoan Trinh Doan, John
(John Doan
Trinh Hoan, Gioan Ðoàn Trinh Hoan), priest; b. c. 1789-98
at Kim-long, Cochin-China; d. May 26, 1861 near Ðồng
Hới (Doung Hoi), Tonkin. He received his education from the
missionaries ministering in his land, continued his education through the
seminary, and was ordained. Beheaded under King
Tự-Ðức. Beatified 1909. |
Gioan
Ðoàn Trinh Hoan, linh mục; sanh khoảng 1789-98
tại Kim-long, Thừa Thiên; chết 26 tháng
Năm, 1861 gần Ðồng Hới . Ngài
được thụ huấn dưới
sự dạy dỗ của các vị
thừa sai, tiếp tục học tập trong
chủng viện và được thụ
phong linh mục. Bị xử trảm (chém
đầu) dưới triều vua Tự
Ðức. Phong Á Thánh 1909. |
44.
Huong Van Nguyen, Lawrence
(Lorenzo
Huong, Laurensô Nguyễn Văn Hưởng),
priest; b. c. 1802 in Kẻ Sải, Hà Nội,
Tonkin; d. Feb. 13, 1855-56, near Ninh-biuh, West Tonkin. St. Lawrence ministered
for many years before his arrest, imprisonment and beheading. Beatified 1909.
Feast: April 27. |
Lôrensô Nguyễn Văn
Hưởng, linh mục; sanh 1802 tại Kẻ
Sài, Hà Nội; chết 13 tháng 2, 1856,
gần Ninh-Bình. Thánh Hưởng truyền
giáo nhiều năm trước khi bị
bắt, bị giam tù và bị xử
trảm (chém đầu). Phong Á Thánh
1909. Ngày Lễ: 27 tháng Tư. |
45.
Huy Viet Phan, Agustin
(Augustine
Phan Viet Huy, Augustinô Phan Viết Huy), soldier; b. 1795
in Hạ Linh, Nam Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin;
d. June 12, 1838, Thưoa Thiên, Cochin-China. After his arrest,
he was stretched on a rack and sawn in two with St. Nicholas The. Beatified
1900. Feast: June 13. |
Augustinô Phan Viết Huy, binh sĩ; sanh 1795 tại
Hạ Linh, Bùi Chu, Nam Ðịnh; chết 13
tháng 6, 1839, tại Thừa Thiên. Sau khi
bị bắt, ngài bị căng xác trên
một cái giá và bị cưa làm
hai mảnh, cùng với Thánh Nicholas
Thể. Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ:
13 tháng 6. |
46.
Huyen, Dominic
(Ðaminh
Huyên), layman; b. 1817 in Ðông Thành, Thái
Bình, Tonkin; d. June 5, 1862, in Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin. Beatified 1951. |
Ðaminh
Huyện, giáo dân; sanh 1817 tại Ðông
Thành, Thái Bình; chết thiêu ngày
5 tháng 6, 1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á
Thánh 1951. |
47. Hy-Dinh-Ho,
Michael
(Michael Ho dinh Hy, Micae Hồ Ðình Hy), mardarin (high
government official); b. c. 1808 at Như Lâm (Nhu-lam),
Cochin-China; d. May 22, 1857 at An-Hoa (near Huế, North Cochin-China.
St. Michael was born into a noble, Christian family. He became a Great Mandarin
and superintendent of the royal silk mills. For a long time he did not practice
his faith, but eventually he became a leader and protector of his
fellow-Christians. Beheaded. Beatified 1909. |
Micae Hồ
Ðình Hy, Quan Thái Bộc; sanh 1808 tại
Nhu Lâm, Thừa Thiên; chết tháng
22 Năm, 1857 tại An-Hòa (gần Huế).
Thánh Hy sanh trưởng trong một gia
đình vọng tộc, có đạo. Ngài
trở thành một viên quan lại cao
cấp và trông nom nhà máy dệt
tơ của triều đình. Một thời
gian khá lâu, ngài không giữ
đạo, nhưng rồi ngài trở
thành một người lãnh đạo
và che chở cho các người
công giáo khác. Bị xử trảm
(chém đầu). Phong Á Thánh 1909. |
48. Jaccard,
François
(Francis
Jaccard, Phanxicô Jaccard Phan), priest; b. 1799 at Onnion, Annecy,
Savoy, France; d. Sept. 21, 1838, at Nhan Biều, Annam. He entered
the seminary for MEP in Paris, was ordained, and was sent to Cochin-China
in 1826. Strangled. Beatified 1900. |
Phanxicô
Jaccard Phan, linh mục; sanh 1799 tại Onnion, Annecy, Savoy,
Pháp; chết 21 tháng 9, 1838, tại Nhan Biều.
Ngài gia nhập chủng viện Hội Thừa
Sai Balê tại Paris, được thụ phong
linh mục, và được gửi đi
Bắc Hà năm 1826. Bị xử giảo
(thắt cổ) chết. Phong Á Thánh
1900. |
49.
Kham Trong Pham, Dominic
(Dominic
An-Kham, Ðaminh Phạm Trọng Khảm), judge, Dominican
tertiary; b. 1799 at Quần Cống, Nam Ðịnh (near
Hà Nội); d. Jan. 13, 1859 in Nam Ðịnh, Tonkin.
He was a wealthy, respected member of the community, as well as the prior
of the Dominican Confraternity. He died with his son and several other wealthy
members of the Confraternity who were protecting missionaries. Beatified
1951. |
Ðaminh
Phạm Trọng Khảm, chánh án, Dòng
Ba Ða Minh; sanh 1799 tại Quần Cống, Nam
Ðịnh; chết 13, tháng 1, 1859 tại Nam
Ðịnh. Ngài là một nhân vật
giầu có và được dân
chúng kính nể, và cũng là bề
trên của Dòng Ba Ða Minh. Ngài cùng
với con trai và nhiều người
trong tu hội phải chết vì bảo vệ
cho các giáo sĩ. Phong Á Thánh 1951.
|
50.
Khang Duy Nguyen, José
(Joseph
Khang, Giuse Nguyễn Duy Khang), servant, Dominican tertiary; b. 1832
at Trà Vi (Tra-vi), Nam-Ðịnh, Tonkin; d. Dec. 6, 1861,
at Hải Dương, Tonkin. St. Joseph was Bishop Hermosilla's
servant. While trying to rescue his master from prison, he was caught and
punished with 120 lashes. After many other tortures, he was beheaded. Beatified
1906. |
Giuse
Nguyễn Duy Khang, thầy giảng, Dòng Ba
Ða Minh; sanh 1832 tại Trà Vinh, Nam-Ðịnh;
chết 6, tháng 12 1861, tại Hải Dương.
Thánh Khang là người giúp việc
cho Ðức Cha Hermosilla. Trong khi cố gắng
cứu chủ thoát ngục, ngài bị
bắt, bị trừng phạt 120 roi. Sau nhiều
lần bị tra tấn, ngài bị xử
trảm (chém đầu). Phong Á Thánh
1906. |
51.
Khanh, Peter
(Phêrô
Khanh), priest; b. 1780 at Hoa Duệ, Nghệ An, Tonkin; d. July
12, 1842, Hà Tĩnh, West Tonkin. Beheaded. Beatified 1909. |
Phêrô Khanh, linh mục; sanh 1780 tại Hòa
Duệ, Nghệ An; chết 12 tháng Bẩy, 1842,
Hà Tĩnh. Bị xử trảm (chém
đầu). Phong Á Thánh 1909. |
52.
Khoan Khac Pham, Paul
(Phaolô
Phạm Khắc Khoan), priest; b. 1771 in Duyên Mậu,
Ninh Bình, Tonkin; d. there on April 28, 1840. St. Paul studied with
the MEP, was ordained, and labored with the missionaries for 40 years. He
was imprisoned and tortured for 2 years prior to his decapitation. Beatified
1900. Feast: April 28. |
Phaolô
Phạm Khắc Khoan, linh mục; sanh 1771 tại
Duyên Mậu, Ninh Bình; chết ở
đây ngày 28, tháng Tư, 1840. Thánh
Khoan được học tập với
Hội Thừa Sai Balê, được
thụ phong linh mục, và hoạt động
với các nhà truyền giáo trong
40 năm. Ngài bị cầm tù và tra
tấn trong 2 năm trước khi bị
xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1900. Ngày Lễ: 28 tháng Tư. |
53.
Khoa,
Pedro
(Peter Khoa, Phêrô Võ Ðăng Khoa), priest;
b. 1790, in Thuận Nghĩa, Nghệ An, Tonkin; d. 24 Nov. 1838
at Ðồng Hới. Strangled. Beatified 1900. |
Phêrô Võ Ðăng Khoa, linh mục;
sanh 1790, tại Thuận Nghĩa, Nghệ An; chết
24/11/1838 tại Ðồng Hới. Xử
giảo (thắt cổ) chết. Phong Á Thánh
1900. |
54.
Khuong, Thomas
(Thomas
Hjuong, Tôma Khuông), priest, Dominican tertiary; b. 1789 at
Nam Hòa, Hưng Yên, Tonkin; d. there Jan. 30, 1860. He
was the son of a mandarin, who suffered great tortures before his death.
Beatified 1951. |
Tôma
Khuông, linh mục, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1789
tại Nam Hào, Hưng Yên; chết ở
đây 30, tháng 1, 1860. Ngài là con
trai của một một quan lại, chịu tra tấn
khủng khiếp trước khi chết. Phong
Á Thánh 1951. |
55. Lenziniana, Mateo Alonzo
(Matthew
Leziniana, Matthew Liciniana, Matthêô Alonzo-Leciniana
Ðậu), Dominican priest; b. 1702 at Navas del Rey (Valladolid),
Spain; d. Jan. 22, 1745, at Thăng Long, Tonkin. St. Matthew was sent
to Philippines after his ordination, then to Tonkin. There he ministered
furtively to the Christian community while dodging the authorities for 13
years. He was beheaded with St. Francisco Gil, and is one of the earliest
of the canonized martyrs of Vietnam. Beatified 1906. |
Matthêô Alonzo-Leciniana Ðậu, linh mục
Ða Minh; sanh 1702 tại Navas del Rey (Valladolid), Tây
Ban Nha; chết 22, tháng 1. 1745, tại Thăng Long.
Thánh Ðậu được gửi
đi Phi Luật Tân sau khi chịu chức,
rồi sang Việt Nam. Nơi đây ngài
chăm sóc lén lút cho dân chúng
trong khi lẩn trốn chính quyền trong 13 năm.
Ngài bị xử trảm (chém đầu)
cùng Thánh Phanxicô Gil, và là một
trong những vị tử đạo dầu
tiên của Việt Nam được phong
thánh. Phong Á Thánh 1906. |
56.
Liem de la Paz,
Vicente
(Vincent Liem da Pace, Vinh-sơn Lê Quang Liêm), Dominican
priest; b. 1732 in Trà Lũ, Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin; d. Nov. 7, 1773, in Ðồng Mơ, Tonkin.
St. Vincent was born into the nobility of Tonkin. He labored as a priest
for 14 years with Dominican Bishop Hyacinth Casteđeda prior to his
arrest and execution by decapitation. Because a saint, especially a martyr,
images Christ in a special way, it is interesting to note that two criminals
were present during Liêm's trial: one cursed him and the other begged
for his prayers. A spectator yelled, "Why doesn't the Lord of Heaven come
to deliver them in order that we may believe?" Liêm is the first
Indo-Chinese Dominican known to be martyred for the faith. Beatified 1906.
Feast: Nov. 7. |
Vinh-sơn
Lê Quang Liêm, linh mục Ða Minh; sanh 1732
tại Trà Lũ, Nam Ðịnh; chết 7,
tháng 11, 1773, tại Ðồng Mơ. Thánh
Vincent Liêm sanh trưởng trong một gia
đình quý tộc ở Bắc Hà.
Ngài hoạt động như một linh mục
trong 14 năm với Giám Mục Ða Minh
Hyacinth Casteđeda trước khi bị bắt
và bị xử xử trảm (chém
đầu). Vì là một vị thánh,
nhất là một thánh tử đạo
phải mang hình ảnh của Chúa Kitô
cách đặc biệt, điều đáng
chú ý là có hai kẻ tử
tội khác hiện diện lúc ngài bị
xử: một tên chửi rủa ngài,
tên kia lại xin ngài cầu nguyện cho nó.
Một người chứng kiến vụ
xử đã la to: "Tại sao Thiên Chúa
không tới để giải cứu
họ cho chúng tôi tin?" Thánh Liêm là
vị thánh Ða Minh người Ðông
Dương đầu tiên tử đạo
vì đức tin. Phong Á Thánh 1906.
Ngày Lễ: 7 tháng 11. |
57.
Loan Ba Vu, Luke
(Luke Vu
Ba Loan, Luca Vũ Bá Loan), priest; b. 1756 in Trại
Bút, Phú Ða, Tonkin; d. June 5, 1840, at Cầu
Giấy, Tonkin. Luke was raised in a Christian family. He ministered
for decades to a people who revered him, but was beheaded for his priesthood
at a venerable age. Beatified 1900. Feast: June 4. |
Luca Vũ
Bá Loan, linh mục; sanh 1756 tại Trại Bút,
Phú Ða, chết 5 tháng 6, 1840, tại Ô
Cầu Giấy. Thánh Loan sinh trưởng
trong một gia đình có đạo. Ngài
chăm sóc nhiều năm dài cho
những người dân kính mến
ngài, nhưng bị xử trảm (chém
đầu) vì là linh mục, vào lúc
trọng tuổi. Phong Á Thánh 1900. Ngày
Lễ: 4 tháng 6. |
58
. Loc Van Le,
Paul
(Paul Lok,
Paul Le van Loc, Phaolô Lê Văn Lộc), priest; b.
c. 1830-31 at An Nhơn, Gia Ðịnh, Cochin-China;
d. Feb. 13, 1859 at Gia Ðịnh (Saigon or Ho-Chi-Minh City).
He served in the army prior to entering the seminary. He was beheaded shortly
after his ordination to the priesthood. Beatified 1909. |
Phaolô
Lê Văn Lộc, linh mục; sanh khoảng 1830-31
tại An Nhơn, Gia Ðịnh; chết 13 tháng
2, 1859 tại Gia Ðịnh. Ngài phục vụ
trong hàng quân sĩ trước khi gia
nhập chủng viện. Ngài bị xử
trảm (chém đầu) ngay sau khi chịu
chức thầy cả. Phong Á Thánh
1909. |
59.
Luu Van Nguyen, Joseph
(Joseph
Nguyen van Luu, Giuse Nguyễn Văn Lựu), lay catechist;
b. c. 1790 at Cái-Nhum, Cochin-China; d. May 2, 1854-55, at Vinh-long,
Cochin-China. He died in prison from torture and abuse. Beatified 1909. |
Giuse
Nguyễn Văn Lựu, thầy giảng,
trùm họ; sanh 1790 tại Cái-Nhum; chết
2 tháng Năm, 1854, tại Vĩnh-Long. Ngài
chết rũ tù vì bị tra tấn và
hành hạ. Phong Á Thánh 1909. |
60.
Luu, Peter
(Phêrô
Nguyễn Văn Lựïu), priest; b. 1812 at Gò
Vấp, Gia Ðịnh; d. April 7, 1861, at Mỹ Tho,
East Cochin-China. Beatified 1909. |
Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh
mục; sanh 1812 tại Gò Vấp, Gia Ðịnh;
chết 7, tháng 4, 1861, tại Mỹ Tho. Phong Á
Thánh 1909. |
61.
Ha Trong Mao,
Dominic
(Dominic Mau, Ðaminh Mạo), layman; b. 1818 in Ngọc Cục,
Nam Ðình, Tonkin; d. June 16, 1862, in Làng Cốc,
Tonkin. Beatified 1951. |
Ðaminh
Mạo, giáo dân; sanh 1818 tại Ngọc
Cục, Nam Ðịnh; chết ngày 6 tháng
6, 1862, tại Làng Cốc. Phong Á Thánh
1951. |
62.
Mau, Dominic
(Dominic
Mau, Ðaminh Mầu), Dominican priest; b. 1808 in Phú
Nhai, Nam Ðịnh, Tonkin; d. Nov. 5, 1858, in Hưng Yên,
Tonkin. He died after a long torture. Beatified 1951. |
Ðaminh
Mầu, linh mục Ða Minh; sanh 1808 tại Phú
Nhai, Nam Ðịnh, chết 5 tháng 11, 1858, tại
Hưng Yên. Ngài chết sau một thời
gian bị tra tấn lâu dài. Phong Á
Thánh 1951. |
63. Marchand, Joseph
(Giuse Marchand
Dụ), priest; b. 1803 at Passavant, Besançon, France; d. Nov.
30, 1835, in Saigon (Ho-Chi-Minh City). Joseph completed his theological
studies at the seminary of MEP, was ordained, and sent to Annam. He was arrested
at Saigon where he died while the flesh was being torn from his body with
red-hot tongs. Beatified 1900. |
Giuse Marchand
Du, linh mục; sanh 1803 tại Passavant, Besançon,
Pháp; chết 30 tháng 11, 1835, tại Thợ
Ðúc. Cha Du hoàn tất các năm
thần học tại chủng viện của Hội
Thừa Sai Balê, được thụ
phong linh mục và được gửi
đi Việt Nam. Ngài bị bắt tại Saigon
nơi ngài bị tra tấn cho đến
chết khi da thịt ngài bị dứt ra
từng mảng bởi những kìm
kẹp hun nóng bỏng. Phong Á Thánh
1900. |
64.
Mau, Francisco Javier
(Francis
Xavier) (Phanxicô Xaviê Hà Trọng Mậu),
Dominican tertiary, catechist; b. 1790, in Kẻ Riềng, Thái
Bình, Tonkin; d. Dec. 19, 1839, in Cổ Mễ, Tonkin. He
was strangled with 4 companions, including Stephen Vinh and Dominic Uy. Beatified
1900. |
Phanxicô
Xaviê Hà Trọng Mậu, Dòng Ba Ða
Minh, thầy giảng; sanh 1790, tại Kẻ
Ðiều, Thái Bình, chết 19, tháng
12, 1839, tại Cổ Mễ. Ngài bị xử
giảo (thắt cổ) chết cùng với
4 bạn hữu, kể cả Stephanô Vinh và
Ðaminh Uy. Phong Á Thánh 1900. |
65.
Minh Van Phan, Philip
(Philip
Phan van Minh, Philiphê Phan Văn Minh), priest; b. 1815 in
Cái Mơn, Vĩnh Long (Caimong), West Cochin-China; d.
July 3, 1853, at Ðinh Khảo. Philip joined the MEP and was ordained
a priest for Mac-Bac in East Cochin-China. He was beheaded for the faith.
Beatified 1900. |
Philiphê
Phan Văn Minh, linh mục; sanh 1815 tại Cái
Mơn, Vĩnh Long; chết 3 tháng Bẩy, 1853,
tại Ðinh Khao Cha Minh gia nhập Hội Thừa
Sai Balê và được thụ phong linh
mục. Ngài bị xử trảm (chém
đầu) vì đức tin. Phong Á
Thánh 1900. |
66.
Moi Van Nguyen, Agustín
(Augustine
Moi, Augustinô Nguyễn Văn Mới), day-laborer,
Dominican tertiary; b. 1806 at Phú Trang, Nam Ðịnh
(near Hà Nội), Tonkin; d. Dec. 19, 1839, in Cổ Mễ,
Tonkin. Agustin was known for his piety and, although he was a poor man,
for his charity. He was strangled because he refused to trample on the crucifix.
Beatified 1900. Feast: Dec. 18. |
Augustinô Nguyễn Văn Mới, nông
dân, Dòng Ba Ða Minh; sanh 1806 tại Phú
Trang, Nam Ðịnh; chết 19, tháng 12, 1839,
tại Cổ Mễ. Ngài nổi tiếng vì
lòng sốt sắng, và bác ái
mặc dầu rất nghèo nàn. Ngài
bị xử giảo (thắt cổ) chết
vì từ chối không bước
qua thập giá. Phong Á Thánh 1900. Ngày
Lễ: 18 tháng 12. |
67.
My Huy Nguyen, Michael
(Michael
Mi, Michael Nguyen Huy My, Micae Nguyễn Huy Mỹ), married
farmer; b. 1804 in Kẻ Vĩnh, Hà Nội, Tonkin; d.
Aug. 12, 1838, in Bảy Mẫu, Tonkin. St. Michael had been mayor
of Vinh-Tri, where several of the saints were arrested. He served the Church
faithfully, but gave special assistance to St. Anthony Dich, his son-in-law,
to protect the missionaries during the persecution. When Dich tried to hide
Fr. James Nam in 1838, they were all arrested and beheaded. Beatified
1900. |
Micae
Nguyễn Huy Mỹ, Lý trưởng có
vợ; sanh 1804 tại Kẻ Vĩnh, Hà Nội;
chết 12 tháng 8, 1838, tại Bảy Mẫu.
Thánh Mỹ đã từng là thị
trưởng của Vĩnh-Trị, nơi rất
nhiều vị thánh bị bắt. Ngài
phục vụ giáo hội rất trung thánh,
nhưng đặc biệt trợ giúp Thánh
Antôn Ðích, người con rể,
để che chở cho các vị thừa
sai trong thời kỳ bách hại. Khi thánh
Ðích cố gắng che dấu cha Giacôbe
Năm năm 1838, hai ngàiï bị bắt
và bị xử trảm (chém đầu).
Phong Á Thánh 1900. |
68.
My Van Nguyen , Paul
(Paul Mi,
Phalô Nguyean Văn My), layman; b. 1798 at Kẻ Non, Hà
Nam, Tonkin; d. Dec. 18, 1838, at Sơn Tây, Annam. He was attached
to the MEP. Strangled. Beatified 1900. |
Phaolô
Nguyễn Văn Mỹ, thầy giảng; sanh
1798 tại Kẻ Non, Hà Nam; chết 18, tháng
12, 1838, tại Sơn Tây. Ngài thuộc Hội
Thừa Sai Balê. Bị treo cổ chết.
Phong Á Thánh 1900. |
69. Nam, James
(Jacob Nam,
James Mai Nam, Giacôbê Ðỗ Mai Năm), priest;
b. 1781 in Ðông Biên, Thanh Hóa, West Tonkin;
d. Aug. 12, 1838, in Bảy Mẫu, Tonkin. St. James, a priest
attached to the MEP, found refuge from persecution for a long period in the
home of St. Anthony Dich. He was discovered and both arrested together with
Anthony's father-in-law, Michael My. Beheaded. Beatified 1900. |
Giacôbê Ðỗ Mai Năm, linh mục;
sanh 1781 tại Ðông Biên, Thanh Hóa;
chết 12 tháng 8, 1838, tại Bảy Mẫu.
Thánh Năm, một linh mục thuộc Hội
Thừa Sai Balê, đã trốn tránh
khỏi bị bắt một thời gian lâu
dài trong nhà Thánh Antôn Ðích.
Ngài bị khám phá ra và cả hai
bị bắt cùng với bố vợ
của thánh Antôn là Micae Mỹ. Bị
xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1900. |
70.
Nam Thuong,
Andrew
(Andrew Thong Kim Nguyen, Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm
Thuông)), politician, lay catechist; b. c. 1790 in Gò Thị,
Bình Ðịnh, Cochin-China; d. July 15, 1855, in Myo Tho,
East Cochin-China. St. Andrew, the mayor of his village, was exiled at the
beginning of the persecution because of his devotion to the Catholic faith.
He died from exhaustion and dehydration en route to exile at Mỹ-Tho.
Beatified 1909. Feast: Feb. 18. |
Anrê
Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), lý
trưởng, thầy giảng; sanh 1790 tại
Gò Thị, Bình Ðịnh; chết 15
tháng Bẩy, 1855, tại Mỹ Tho. Thánh
Thuông, lý trưởng của làng,
bị trục xuất vào lúc khởi
đầu của cuộc bách hại vì
lòng sốt sắng của ngài với
đạo Công Giáo. Ngài chết rũ
tù vì kiệt sức và đói
khát trên đường di tán
tại Mỹ-Tho. Phong Á Thánh 1909. Ngày
Lễ: 18 tháng 2. |
71.
Néron, Pierre-François
(Peter Francis
Néron, Phêrô Phanxicô Néron Bắc),
priest; b. 1818 at Bornay, Saint-Claude (Jura), France; d. Nov. 3, 1860,
in Sơn Tây, Annam. He entered the MEP in 1846, was ordained
2 years later (1848), and sent to Hong Kong. He labored in West Tonkin as
director of the central seminary until his arrest and decapitation. Beatified
1909. |
Phêrô Phanxicô Néron Bắc, linh
mục; sanh 1818 tại Bornay, Saint-Claude (Jura), Pháp;
chết 3 tháng 11, 1860, tại Sơn Tây.
Ngài gia nhập Hội Thừa Sai Balê
năm 1846, được thụ phong linh mục
2 năm sau (1848), và được gửi
đến Hồng Kông. Ngài hoạt
động ở Miền Tây trong chức
vụ Giám Ðốc Chủng Viện Trung
Ương cho đến khi bị bắt và
bị xử trảm (chém đầu). Phong
Á Thánh 1909. |
72.
Ngan Nguyen, Paul
(Phaolô
Nguyễn Ngân), priest; b. 1771 in Kẻ Biên, Thanh
Hóa, West Tonkin; d. Nov. 8, 1840, in Bảy Mẫu,
Nam-Ðịnh, Tonkin. Beatified 1900. |
Phaolô
Nguyễn Ngân, linh mục; sanh 1771 tại Kẻ
Bền, Thanh Hóa; chết 8 tháng 11, 1840, tại
Bảy Mẫu, Nam-Ðịnh. Phong Á Thánh
1900. |
73.
Nghi,
José
(Joseph Nien Kim, Joseph Nguyen Dinh Nghi, Giuse Nguyễn Ðình
Nghi), priest; b. 1771 in Kẻ Vồi, Hà Nội, Tonkin;
d. Nov. 8, 1840 in Bảy Maau, Tonkin. He was beheaded because he was
a member of the MEP. Beatified 1900. |
Giuse
Nguyễn Ðình Nghi, linh mục; sanh 1771 tại
Kẻ Vồi, Hà Nội; chết 8 tháng
11, 1840 tại Bảy Mẫu. Ngài bị xử
trảm (chém đầu) vì là thành
viên của Hội Thừa Sai Balê. Phong
Á Thánh 1900. |
74.
Ngon,
Lorenzo
(Lawrence Ngon, Laurensô Ngôn), layman; b. at Lục
Thủy, Nam Ðịnh (near Hà Nội); d. May 22,
1862, in Nam Ðịnh. Beatified 1951. |
Lôrensô Ngôn, giáo dân; sanh tại
Lục Thủy, Nam Ðịnh; chết 22 tháng
Năm, 1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á Thánh
1951. |
75.
Nguyen,
Domingo
(Dominic Nguyen, Ðaminh Nguyên), layman; b. 1802 in Ngọc
Cục, Nam Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin; d.
June 16, 1862, in Laong Cốc, Tonkin. Beatified 1951. |
Ðaminh
Nguyên, giáo dân; sanh 1802 tại Ngọc
Cục, Nam Ðịnh; chết 16 tháng 6, 1862,
tại Làng Cốc. Phong Á Thánh 1951. |
76.
Nhi,
Domingo
(Dominic Nhi, Ðaminh Nhi), layman; b. at Ngọc Cục, Nam
Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin; d. June 16, 1861,
in Làng Cốc, Tonkin. Beatified 1951. |
Ðaminh
Nhi, giáo dân; sanh tại Ngọc Cục, Nam
Ðịnh; chết 16 tháng 6, 1861, tại Làng
Cốc. Phong Á Thánh 1951. |
77.
Ninh, Dominic
(Ðaminh
Ninh), layman; b. 1835 in Trung Linh, Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin; d. June 2, 1862, at An Triêm. Beatified 1951. |
Ðaminh
Ninh, giáo dân; sanh 1835 tại Trung Linh, Nam
Ðịnh; chết 2 tháng 6, 1862, tại An
Triêm. Phong Á Thánh 1951. |
78.
Phung Van Le, Emmanuel
(Manuel
Phung, Emmanuel Lê Văn Phụng), mandarin, catechist; b.
1796 at Ðầu-Nước, Cochin-China; d. July
31, 1859, near Chaudoc, West Cochin-China. St. Emmanuel was the father of
a family. Garrotted. Beatified 1909. |
Emanuen
Lê Văn Phụng, Trùm họ, thầy
giảng; sanh 1796 tại Ðầu-Nước,
Cù Lao Giêng; chết 31 tháng Bẩy, 1859,
gần Châu Ðốc. Thánh Phụng là
chủ của một gia đình. Bị trói
gò cho đến chết. Phong Á Thánh
1909. |
79. Quy Cong Doan,
Pedro
(Peter Qui,
Phêrô Ðoàn Công Quý), priest;
b. 1826 in Búng, Gia Ðịnh (Bung, Cochin-China); d.
July 31, 1859, in Châu Ðốc (Chaudoc, West Cochin-China).
Beheaded. Beatified 1909. |
Phêrô Ðoàn Công Quý, linh
mục; sanh 1826 tại Búng, Gia Ðịnh; chết
31 tháng Bẩy, 1859, tại Châu Ðốc
. Bị xử trảm (chém đầu).
Phong Á Thánh 1909. |
80.
Quynh-Nam,
Antonio
(Anthony Quinh-Nam, Anthony Nguyen Huu Nam, Antôn Nguyễn
Hữu Quỳnh (Năm)), physician, lay catechist; b.
1768 in Mỹ Hương, Quảng Bình, Cochin-China;
d. July 10, 1840, Ðồng Hới, Tonkin. He was arrested
in 1838 because of his attachment to the MEP. During his 2-year imprisonment
he tended the inmates and endured tortures. Strangled. Beatified 1900. Feast:
Nov. 24. |
Antôn
Nguyễn Hữu Quỳnh-Nam, y sĩ, thầy
giảng; sanh 1768 tại Mỹ Hương, Quảng
Bình; chết 10 tháng Bẩy, 1840, Ðồng
Hới. Ngài bị bắt năm 1838 vì
thuộc Hội Thừa Sai Balê. Trong hai name tù
ngài chăm lo cho các tù nhân và
chịu đựng nhiều cuộc tra tấn.
Bị xử giảo (thắt cổ) chết.
Phong Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 21 tháng
11. |
81. Schoeffler,
Agustin
(Augustine)
(Augustine Schoeffler Ðông), priest, Dominican tertiary; b.
1822 at Mittelbronn (Nancy) Lorraine, France; d. May 1, 1851 in Sơn
Tây, Annam. St. Augustine joined the MEP and was sent to Vietnam in
1848. He labored in the missions fields for only a short time before his
arrest and beheading. Beatified 1900. |
Augustine
Schoeffler Ðông, linh mục, Dòng Ba Ða
Minh; sanh 1822 tại Mittelbronn (Nancy) Lorraine, Pháp; chết
1 tháng Năm, 1851 tại Sơn Tây. Thánh
Augustine Ðông gia nhập Hội Thừa Sai
Balê và được sai đến
Việt Nam năm 1848. Ngài hoạt động
trong cánh đồng truyền giáo
được ít lâu thì bị bắt
à bị xử trảm (chém đầu).
Phong Á Thánh 1900. |
82.
Thanh Van Dinh, Juan-Baptist
(John Baptist
Thanh, Gioan B. Ðinh Văn Thanh), lay catechist; b. 1796 in
Nông Khê, Ninh Bình, Tonkin; d. April 28, 1840, Ninh
Bình. He was beheaded with St. Peter Hieu and St. Paul Khoan because
of his attachment to the MEP. Beatified 1900. |
Gioan Baotixita
Ðinh Văn Thành, thầy giảng; sanh
1796 tại Nộn Khê, Ninh Bình; chết 28,
tháng 4, 1840, tại Ninh Bình. Ngài bị
xử trảm (chém đầu) cùng
với Thánh Phêrô Hiếu và
Thánh Phaolô Khoan vì trực thuộc
Hội Thừa Sai Balê. Phong Á Thánh
1900. |
83.
Thanh Thi Le ,
Inès
(Agnes De, Anê Lê Thị Thành (Bà
Ðê)), married woman; b. 1781 at Bái-Ðiền,
West Tonkin; d. July 12, 1841, at Nam-dinh. She was born into a Christian
family and was the mother of six. She was caught carrying letters from the
confessors in prison and arrested. Died in prison. Beatified 1909. Feast:
Feb. 18. |
Anê
Lê Thị Thành (Bà Ðê), Phụ
nữ có chồng; sanh 1781 tại
Bái-Ðền, Thanh Hóa; chết rũ
tù ngày 12 tháng Bẩy, 1841, tại
Nam-Ðinh. Ngài sanh trưởng trong một
gia đình công giáo và là mẹ
của 6 người con. Ngài bị bắt
khi đem thư của các vị thừa
sai bị nhốt trong tù, và bị bắt.
Phong Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 18 tháng
2. |
84.
The Nicolas
(Nicholas
Duc Bui, Nicholas Bui Buc The, Nicôla Bùi Ðức
Thể), soldier, b. 1792 in Kiên Trung, Nam Ðịnh
(near Hà Nội), Tonkin; d. June 12, 1838, at Thừa
Thiên, Cochin-China. He was hacked asunder for refusing to apostatize
when a renewed persecution was launched. Beatified 1900. Feast: June 13. |
Nicôla
Bùi Ðức Thể, binh sĩ, sanh
1792 tại Kiên Trung, Nam Ðịnh; chết 12
tháng 6, 1838, tại Thừa Thiên. Ngài
bị xử lăng trì (chém ra
từng mảnh) khi từ chối bỏ
đạo trong một vụ đàn áp
tái diễn. Phong Á Thánh 1900. Ngày
Lễ: 13 tháng 6. |
85.
Thi Dang Le,
José
(Joseph Le dang Thi, Giuse Lê Ðăng Thi), soldier; b.
1825 at Kẻ Văn, Quảng Trị, Cochin-China; d. Oct.
25, 1860 at An-Hòa. He was a captain in the army of King
Tu-Ðức. Once it was discovered that he was a Christian
and he refused to deny his faith, he was garrotted. Beatified 1909. Feast:
Oct. 24. |
Giuse Lê
Ðăng Thị, cai đội; sanh 1825 tại
Kẻ Văn, Quảng Trị; chết 25 tháng
10, 1860 tại An-Hòa. Ngài là một sĩ
quan trong triều vua Tự-Ðức. Khi bị
khám phá rằng mình là
người Công Giáo, ngài từ
chối không chịu bỏ đạo. Ngài
bị trói gò cho đến chết. Phong
Á Thánh 1909. Ngày Lễ: 24 tháng
10. |
86.
Thi Van Truong,
Pedro
(Peter Pham Thi, Phêrô Trương Văn Thi), priest;
b. 1763 at Kẻ Sở, Hà Nội, Tonkin; d. Dec.
21, 1839, at Cầu Giấy, Tonkin. He was over 75 years old at
the time he was beheaded. Beatified 1900. Feast: Dec. 20. |
Phêrô Trương Văn Thi, linh mục;
sanh 1763 tại Kẻ Sở, Hà Nội; chết
21 tháng 12, 1839, tại Ô Cầu Giấy.
Ngài đã trên 75 tuổi khi bị
xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1900. Ngày Lễ: 20 tháng 12. |
87.
Thinh,
Martin
(Matthew Ta Duc Thinh, Martin Thinh, Martinô Tạ
Ðức Thịnh), priest; b. 1760 in Kẻ Sặt,
Hà Nội, Tonkin; d. Nov. 8, 1840, in Bảy Mẫu,
Tonkin. Fr. Martin, a member of the MEP, labored for decades as a priest
to his own people. He was over 80 years old at the time of his beheading
with his companion St. Martin Tho. Beatified 1900. |
Mactinô
Tạ Ðức Thịnh, linh mục; sanh 1760
tại Kẻ Sặt, Hà Nội; chết 8 tháng
11, 1840, tại Bảy Mẫu. Cha Máctinô, là
thành viên của Hội Thừa Sai Balê,
hoạt động như một linh mục trong mấy
chục năm. Ngài đã trên 80 tuổi
vào lúc bị xử trảm (chém
đầu) cùng với bạn là
Thánh Máctinô Thọ. Phong Á Thánh
1900. |
88.
Thien Van Tran,
Tomas
(Thomas Tran Thien, Thomas Tran van Thien, Tôma Trần Văn
Thiện), seminarian, lay catechist; b. 1820 at Trung Quán,
Quảng Bình, Cochin-China; d. Sept. 21, 1838, in Nhan Biều,
Annam. He was studying with MEP, preparing for ordination at the time of
his arrest. After being scourged, he was strangled at the age of about 18.
Beatified 1900. Feast: Sept. 21. |
Tôma
Trần Văn Thiện, chủng sinh, thầy
giảng; sanh 1820 tại Trung Quán, Quảng Bình;
chết 21 tháng 9, 1838, tại Nhan Biều. Ngài
thụ huấn với Hội Thừa Sai
Balê, và đang chuan bị để
được thụ phong linh mục vào
lúc bị bắt. Sau khi bị đánh
noon, ngài bị xử giảo (thắt cổ)
chết lúc mới có 18 tuổi. Phong
Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 21 tháng
9. |
89.
Thin Trong Pham, Luca
(Lucius
Cai Thin, Luca Phạm Trọng Thìn), layman; b. 1819 in
Quần Cống, Nam Ðịnh (near Hà Nội);
d. Jan. 13, 1859, in Nam Ðịnh. Beatified 1951. |
Luca Phạm
Trọng Thìn, cai tổng, giáo dân; sanh
1819 tại Quần Cống, Nam Ðịnh; chết
13 tháng 1, 1862, tại Nam Ðịnh. Phong Á
Thánh 1951. |
90. Tho,
Martin
(Martinô Thọ), tax collector; b. 1787 at Kẻ Báng,
Nam Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin; d. Nov. 8, 1840,
in Bảy Mẫu, Tonkin. St. Martin, the head of his parish council,
was martyred with St. Martin Tinh, an 80-year-old native priest, and St.
Joseph Nghi. Beatified 1900. |
Máctinô Thọ, Trùm Họ, Thâu
Thuế; sanh 1787 tại Kẻ Bàng, Nam Ðịnh;
chết 8 tháng 11, 1840, tại Bảy Mẫu.
Thánh Máctinô Thọ, là ông trùm
giáo xứ chịu tử đạo
cùng với Thánh Máctinô Thịnh,
một linh mục bản xứ 80 tuổi, và
Thánh Giuse Nghi. Phong Á Thánh 1900. |
91.
Thuan, Peter
(Phêrô
Thuần), fisherman; b. at Ðông Phú, Thái
Bình, Tonkin; d. June 6, 1862, in Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin. He was burnt alive in a bamboo hut with Peter Da. Beatified
1951. |
Phêrô Thuần, đánh cá; sanh
tại Ðông Phú, Thái Bình; chết
6 tháng 6, 1862, tại Nam Ðịnh. Ngài bị
chết thiêu trong một lều tre cùng
với thánh Phêrô Ða. Phong Á
Thánh 1951. |
92.
Tinh Bao Le, Paul
(Paul Le
Bao Tinh, Phaolô Lê Bảo Tịnh), priest; b. 1793
at Trịnh-Hà, Tonkin; d. April 6, 1857 at Sơn Tây,
West Tonkin. He wrote a letter to the seminary of Ke Vinh in 1843 detailing
the sufferings of Christian prisoners. Beheaded. Beatified 1909. Feast: April
6. |
Phaolô
Lê Bảo Tịnh, linh mục; sanh 1793 tại
Trinh-Hà, Thanh Hóa; chết 6 tháng 4, 1857
tại Sơn Tây. Ngài viết một lá
thư cho chủng viện Kẻ Vĩnh năm 1843
ghi rõ sự khổ sở của các
tù nhân Công Giáo. Bị xử
trảm (chém đầu). Phong Á Thánh
1909. Ngày Lễ: 6 tháng 4. |
93.
Toai,
Domingo
(Dominic Toai, Ðaminh Toái), fisherman; b. 1811 in
Ðông Thành, Thái Bình, Tonkin; d. June
5, 1862, in Nam Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin. He
was burnt alive in a bamboo hut together with Peter Da and Peter Thuan. Beatified
1951. |
Ðaminh
Toái, đánh cá; sanh 1811 tại
Ðông Thành, Thái Bình; chết
5 tháng 6, 1862, tại Nam Ðịnh. Ngài bị
chết thiêu trong một túp lều tre cùng
với Thánh Phêrô Ða và
Phêrô Thuần. Phong Á Thánh 1951. |
94.
Toan, Tomas
(Thomas
Toan, Tôma Toán), Dominican tertiary, lay catechist; b. 1767
in Cần Phán, Nam Ðịnh (near Hà Nội),
Tonkin; d. June 27, 1840, in Nam Ðịnh. Although he was teaching
the faith to others, Thomas's faith waivered. After showing signs of
apostatizing, he repented. In consequence, he was cruelly scourged and exposed
in the sun to insects without food or drink for 12 days until he died at
age 73. Beatified 1900. |
Tôma
Toán, Dòng Ba Ða Minh, thầy giảng;
sanh 1767 tại Cần Phan, Nam Ðịnh; chết
27 tháng 6, 1840, tại Nam Ðịnh. Mặc dầu
giảng dạy đức tin cho người
khác, đức tin của chính ngài
bị lung lay. Sau khi có dấu hiệu đã
bỏ đạo, ngài hối hận. Do
đó, ngài bị đánh đòn
dã man, và bị đem phơi nắng cho
ruồi bọ rúc rỉa trong 12 ngày không
cho ăn uống cho đến khi ngài chết
năm 73 tuổi. Phong Á Thánh 1900. |
95.
Trach, Domingo
(Dominic
Doai, Ðaminh Trạch (Ðoài)), priest, Dominican
tertiary; b. 1792 in Ngoại Vối, Nam Ðịnh, Tonkin;
d. Sept. 18, 1840, at Bảy Mẫu, Tonkin. St. Dominic, a 49-year-old
native Dominican priest, had labored to evangelize his own land until his
arrest. The following year Dominic was given the choice between a perjured
liberty and death. He confessed and encouraged his friends before his own
beheading. Beatified 1900. |
Ðaminh
Trạch (Ðoài), linh mục, Dòng Ba Ða
Minh; sanh 1792 tại Ngoại Bồi, Nam Ðịnh;
chết 18 tháng 9, 1840, tại Bảy Mẫu.
Thánh Trạch, môt linh mục bản xứ
Ða Minh 49 tuổi, đã hoạt động
để rao giảng Phúc Aâm cho dân
chúng cho đến khi bị bắt. Năm
sau, ngài được phép lựa
chọn là được sống hay chết
vì chối đạo. Ngài thú thật
là có đạo và khuyến khích
các bạn hữu trước khi bị
xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1900. |
96.
Trieu Van Nguyen, Manuel
(Emmanuel
Nguyen van-Trieu, Emmanuel Nguyễn Văn Triệu), priest;
b. c. 1756 in Saigon (Ho-Chi-Minh City), Phú Xuân, Huế
(Cochin-China); d. Sept. 17, 1798, in Bãi Dâu (Bồng
Sơn), Cochin-China. Emmanuel, who had been born into a Christian family,
joined the army. Later he was ordained to the priesthood at Pong-King and
worked with his brother priests in the Paris Foreign Mission Society. He
was arrested while visiting his mother and beheaded, becoming one of the
first Vietnamese diocesan priests to die for the faith. Beatified 1900. |
Êmanuen
Nguyễn Văn Triệu, linh mục; sanh chết
1756 tại Phú Xuân, Huế; chết 17 tháng
9, 1798, tại Bãi Dâu (Bồng Sơn). Cha
Triệu, sanh trưởng trong một gia đình
công giáo gia nhập quân đội. Sau
đó ngài được thụ phong
linh muc tại Pong-King và hoạt doing cùng
với các linh mục khác trong hội
Thừa Sai Balê. Ngài bị bắt khi
về thăm mẹ và bị xử trảm
(chém đầu), và trở nên
một trong những linh mục triều Việt
Nam đầu tiên chịu tử đạo.
Phong Á Thánh 1900. |
97.
Trong Van Tran,
Andrew
(Andrew Tran van Trong, Andrew Trong Van Tran, Anrê Trần
Văn Trông), soldier; b. 1817 in Kim Long, Huế, North
Cochin-China; d. Nov. 28, 1835 at An Hòa, Huế, North
Cochin-China. Trong was a young native soldier or silk-weaver to the king
of Cochin-China and attached to the MEP. When this affiliation was discovered
by the authorities in 1834, he was arrested, stripped of his military rank,
and imprisoned. In the image of the Blessed Virgin, his mother assisted at
his execution, and received his falling head into her lap. Beatified 1900.
Feast: Nov. 18. |
Anrê
Trần Văn Trông, binh sĩ; sanh 1817 tại
Kim Long, Huế; chết 28 tháng 11, 1835 tại An
Hòa, Huế. Anrê Trông là một binh
sĩ trẻ tuổi, một thợ dệt tơ
của nhà vua, và thuộc Hội Thừa
Sai Balê. Khi triều đình khám phá
ra sự liên hệ này năm 1834, ngài
bị bắt, bị truất hết chức
tước, và bị giam vào tù.
Cũng giống như Ðức Mẹ, mẹ
của ngài có mặt khi ngài bị
xử tử và đã nhận lãnh
thủ cấp của con trong lòng. Phong Á
Thánh 1900. Ngày Lễ: 18 tháng 11. |
98.
Truat Van Vu,
Peter
(Peter Truat, Phêrô Vũ Văn Truật), lay
catechist; b. 1816 in Kẻ Thiếc, Hà Nam, Tonkin; d.
Dec. 18, 1838, in Sơn Tây, Annam. Beatified 1900. |
Phêrô Vũ Văn Truật, thầy
giảng; sanh 1816 in Kẻ Thiếc, Hà Nam; chết
18 tháng 12, 1838, tại Sơn Tây. Phong Á
Thánh 1900. |
99. Trung Van Tran,
Francisco
(Francis
Tran van Trung, Phanxicô Trần Văn Trung), soldier;
b. 1825 in Phan-Xá, Cochin-China; d. May 2, 1858, at An-Hòa.
St. Francis was a corporal in the army, who converted to Christianity. Beheaded.
Beatified 1909. Feast: Oct. 6. |
Phanxicô
Trần Văn Trung, binh sĩ; sanh 1825 tại
Phan-Xã; chết 2 tháng Năm, 1858, tại
An-Hòa. Thánh Trung là một cai đội,
và được rửa tội. Bị
xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1909. Ngày Lễ: 6 tháng 10. |
100.
Tuan Van Tran,
Joseph
(Giuse Tuân), Dominican priest; b. 1821 in Trần Xá,
Hưng Yên, Tonkin; d. there April 30, 1861, after a long torture.
Beatified 1951. |
Giuse
Tuân, linh mục Ða Minh; sanh 1821 tại Trân
Xá, Hưng Yên; chết ở đó
30 tháng 4, 1861, sau một thời gian bị
tra tấn lâu dài Phong Á Thánh
1951. |
101. Tuan,
Joseph (Giuse
Tuân) (2nd of the name), layman; b. 1825 in Nam Ðiền,
Nam Ðịnh (near Hà Nội); d. Jan. 7, 1862, in Nam
Ðịnh. Beatified 1951. |
Giuse
Tuân, giáo
dân; sanh 1825 tại Nam Ðiền, Nam Ðịnh;
chết 7, tháng 1, 1862, tại Nam Ðịnh.
Phong Á Thánh 1951. |
102.
Tuan Ba Nguyen,
Pedro
(Peter Tuan, Phêrô Nguyễn Bá Tuần),
priest; b. 1766 in Ngọc Ðồng, Hưng Yên,
Tonkin; d. July 15, 1838, at Ninh-Tai, Nam Ðịnh (near Hà
Nội). He served the Christians of Vietnam for many years prior to his
arrest. St. Peter died in prison of wounds he received for the faith while
awaiting the decree of decapitation. Beatified 1900. |
Phêrô Nguyễn Bá Tuần, linh mục;
sanh 1766 tại Ngọc Ðồng, Hưng Yên;
chết 15 tháng Bẩy, 1838, tại Ninh-Tài,
Nam Ðịnh. Ngài phục vụ cho giáo
dân Việt Nam rất nhiều năm
trước khi bị bắt. Thánh
Phêrô Tuần chết rũ tù vì
các vết thương của các cuộc
tra tấn, trong khi chờ lệnh xử
trảm. Phong Á Thánh 1900. |
103.
Tuc,
Joseph
(Giuse Túc), layman; b. 1852 in Hoàng Xá, Bắc
Ninh, Tonkin; d. there on June 1, 1862. A child of 9 who was martyred for
the faith. Beatified 1951. |
Giuse
Túc, giáo dân; sanh 1852 tại Hoàng
Xá, Bắc Ninh; chết ở đó
1 tháng 6, 1862. Một đứa trẻ
mới 10 tuổi chịu xử trảm vì
đức tin. Phong Á Thánh 1951. |
104. Tu Khac Nguyen,
Pedro
(Peter Tu, Phêrô Nguyễn Khắc Tự),
lay catechist; b. 1811 in Ninh Bình, Tonkin; d. July 10, 1840, in
Ðồng Hới, Tonkin. Beheaded. Beatified 1900. |
Phêrô Nguyễn Khắc Tự, thầy
giảng; sanh 1811 tại Ninh Bình; chết 10 tháng
Bẩy, 1840, tại Ðồng Hới. Bị
xử giảo. Phong Á Thánh 1900. |
105.
Tu Van Nguyen, Peter
(Phêrô
Nguyễn Văn Tự), Dominican priest; b. 1796 in Ninh
Cường, Nam Ðịnh (near Hà Nội),
Tonkin; d. Sept. 5, 1838, in Bắc Ninh, Tonkin. Beatified 1900. |
Phêrô Nguyễn Văn Tự, linh mục
Ða Minh; sanh 1796 tại Ninh Cường, Nam
Ðịnh, chết 5, tháng 9, 1838, tại Bắc
Ninh. Phong Á Thánh 1900. |
106.
Tuoc, Domingo
(Dominic
Tuoc, Ðaminh Tước), priest; Dominican tertiary,
b. 1775 in Trung Lao, Nam Ðịnh (near Hà Nội),
Tonkin; d. April 2, 1839, in Nam Ðịnh. St. Dominic died in
prison of his wounds. Beatified 1900. |
Ðaminh
Tước, linh mục; Dòng Ba Ða Minh,
sanh 1775 tại Trung Lao, Nam Ðịnh; chết 2
tháng 4, 1839, tại Nam Ðịnh. Thánh
Tước chết rũ tù vì các
vết thương. Phong Á Thánh 1900. |
107.
Tuong, Andrew
(Andrew
Tuong, Anrê Tường), lay catechist; b. 1812 in
Ngọc Cục, Nam Ðịnh (near Hà Nội),
Tonkin; d. June 16, 1862, in Làng Cốc, Tonkin. Beatified
1951. |
Anrê
Tường, thầy giảng; sanh 1812 tại
Ngọc Cục, Nam Ðịnh; chết 16 tháng
6, 1862, tại Làng Cốc. Phong Á Thánh
1951. |
108. Tuong, Vincent
(Vincent Truong,
Vinh-Sơn Tươong), judge, layman; b. 1814 in Ngọc
Cục, Nam Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin; d.
June 16, 1862, in Laong Cốc, Tonkin. Beatified 1951. |
Vinh-Sơn
Tường,
quan tòa, giáo dân; sanh 1814 tại Ngọc
Cục, Nam Ðịnh;chết tháng 6 16, 1862,
tại Làng Cốc, . Phong Á Thánh
1951. |
109.
Tuy Le,
Pedro
(Peter Tuy, Peter Le Tuy, Phêrô Lê Tùy), priest;
b. 1773 in Bằng Sở, Hà Ðông (West
Tonkin); d. Oct. 11, 1833, in Quân Ban. He was raised in a Catholic
family and studied enthusiastically for ordination. At age 70, after many
years of ministry, he was arrested and beheaded. Beatified 1900. |
Phêrô Lê Tùy, linh mục; sanh 1773
tại Bằng Sở, Hà Ðông;
chết 11 tháng 10, 1833, tại Quan Ban. Ngài
sanh trưởng trong một gia đình công
giáo và hăng hái học tập
để trở thành linh mục. Năm
70 tuổi, sau rất nhiều năm giảng
đạo, ngài bị bắt và bị
xử trảm (chém đầu). Phong Á
Thánh 1900. |
110.
Uy Van Bui, Domingo
(Dominic
Uy, Ðaminh Bùi Văn Uy), Dominican tertiary, lay catechist;
b. 1813 in Tiên Môn, Thái Bình, Tonkin; d. Dec.
19, 1839, Cổ Mễ, Tonkin. He was seized as a Christian with
Thomas De and strangled for refusing to abjure the faith. Beatified
1900. |
Ðaminh
Bùi Văn Úy, Dòng Ba Ða Minh,
thầy giảng; sanh 1813 tại Tiên Mon, Thái
Bình; chết 19 tháng 12, 1839, Cổ Mễ.
Ngài bị bắt vì có đạo
cùng với Tôma Ðệ và bị
xử giảo (thắt cổ) chết vì
không chịu bỏ đạo. Phong Á Thánh
1900. |
111.
Uyen Dinh Nguyen,
José
(Joseph Nguyen Dinh Uyen, Joseph Peter Uyen, Joseph Yuen, Joseph Uen, Giuse
Nguyễn Ðình Uyển), Dominican tertiary, lay
catechist; b. c. 1775-1778 in Ninh Cường, Nam
Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin; d. July 4, 1838 in
Hưng Yên, Tonkin. After a year's tortuous imprisonment, he was
strangled in his cell. Beatified 1900. Feast: July 3. |
Giuse
Nguyễn Ðình Uyển, Dòng Ba Ða
Minh, thầy giảng; sanh khoảng 1775-1778 tại Ninh
Cường, Nam Ðịnh; chết 4 tháng
Bẩy, 1838 tại Hưng Yên. Sau một năm
bị cầm tù và bị tra tấn,
ngài bị xử giảo (thắt cổ)
chết trong ngục. Phong Á Thánh 1900. Ngày
Lễ: 3 tháng Bẩy. |
112.
Van Van Doan, Peter
(Peter Doan
Van Van, Phêrô Ðoàn Văn Vân),
lay catechist; b. c. 1780 in Kẻ Bói, Hà Nam, Tonkin;
d. May 25, 1857, at Son-tay, West Tonkin. He was beheaded at a venerable
age. Beatified 1909. |
Phêrô Ðoàn Văn Vân, thầy
giảng; sanh 1780 tại Kẻ Bói, Hà Nam;
chết 25 tháng Năm, 1857, tại Sơn-Tây.
Ngài bị xử trảm (chém đầu)
ở tuổi khá thọ. Phong Á Thánh
1909. |
113.
Vénard, Jean-Théophane
(Théophane Vénard, Giuse Theophanô Vénard
Ven), priest; b. Nov. 21, 1829 in St.-Loup-sur-Thouet (Deux-Sèvres),
Poitiers, France; d. Feb. 2, 1861, in Cầu Giấy, Tonkin. This
son of the village schoolmaster studied at the College of Doue-la-Fontaine,
and at the seminaries at Montmorillon and Poitiers, where he was ordained
subdeacon (1850). He transferred to the MEP (1851), was ordained priest on
June 5, 1852, and departed for Hong Kong on Sept. 19. Because his family
was especially close, his vocation as a missionary was a great hardship for
them all, including Théophane, who was torn between the desire to
remain comfortably in his loving home and answering God's call. After fifteen
months studying Vietnamese at Hong Kong he arrived (1854) secretly at his
mission in West Tonkin, where the Christians had recently been tried by a
series of persecutions under Minh-Mệnh. In 1856, he was expelled from
Nam-Ðịnh and went to Hà Nội. Shortly after Father
Vénard's arrival a new royal edict was issued against Christians;
bishops and priests were obliged to seek refuge in caves, dense woods, the
hulls of sampans, and elsewhere. Fr. Vénard, whose constitution had
always been delicate, suffered almost constantly, but continued to exercise
his ministry at night, and, more boldly, in broad day because he was greatly
impressed by the courage of the Vietnamese Catholics who had been suffering
since 1848. On November 30, 1860, he was betrayed by a Christian and captured
at Kimbang. Tried before a mandarin, he refused to apostatize and was sentenced
to be beheaded. During the next two months, he was chained in a tiny bamboo
cage, from which he wrote to his family beautiful and consoling letters,
joyful in anticipation of his crown. (These letters and his example inspired
the young St. Thérèse of Lisieux to volunteer for the Carmel
at Hà Nội when her tuberculosis was in remission. She prayed
a novena to him for this purpose but experienced a relapse that crushed her
hopes of missionary work.) Vénard's bishop, Mgrs. Retord, wrote of
him at this time: "Though in chains, he is as gay as a little bird." The
letters Vénard left behind also show his love for his family, friends,
and the people of Vietnam. Of his jailers he writes: "All those who surround
me are civil and respectful. A good many of them love me. From the great
mandarin down to the humblest private soldier, everyone regrets that the
laws of the country condemn one to death. I have not been put to the torture
like my brethren." In a letter addressed to his father, Théophane
refers thus to his approaching sacrifice: "A slight sabre-cut will separate
my head from my body, like the spring flower which the Master of the garden
gathers for His pleasure. We are all flowers planted on this earth, which
God plucks in His own good time: some a little sooner, some a little later
. . . Father and son may we meet in Paradise. I, poor little moth, go first.
Adieu." On his way to martyrdom, Fr. Vénard chanted psalms and hymns.
When his executioner, who coveted his clothing, asked what he would give
to be killed promptly, Vénard answered: "The longer it lasts the better
it will be." After he had been beheaded, crowds rushed to soak handkerchiefs
in his blood to keep as relics of a saint. His head, after exposure at the
top of a pole, was secured by the Christians and is now venerated in Tonkin.
In 1865, his body was translated to the crypt at the Missions Etrangères,
Paris. Other precious relics, including the letters written in his cage,
were given to his brother, Fr. Eusebius Vénard, who was pastor of
Assais Deux Sèvres. His brother attended the beatification ceremony
in 1900. His feast day, prior to canonization, was variously given as Feb.
2, Nov. 6, Dec. 4.
|
Giuse
Thêophanô Vénard Ven, linh mục; sanh tháng
11. 21, 1829 tại St-Loup-sur-Thouet (Deux-Sèvres), Poitiers,
Pháp; chết 2 tháng 2, 1861, tại Cầu
Giấy. Người con trai của một thầy
giáo làng này theo học tại
trường College of Doue-la-Fontaine, và tại
các chủng viện Montmorillon và Poitiers, nơi
ngài được phong chức thầy
sáu (1850). Ngài được chuyển
sang Hội Thừa Sai Balê (1851), và
được thụ phong linh mục ngày
5 tháng 6, 1852, và khởi hành đi
Hồng Kông 19 tháng 9. Vì rất gần
gũi với gia đình, ơn gọi
của ngài làm linh mục là điều
làm cho cha mẹ ngài rất đau lòng,
kể cả Thánh Thêophanô, là
người bị giằng co giữa
ước muốn ở lại trong gia
đình ấm cúng đầy yêu
thương và ơn gọi theo Chúa. Sau 15
tháng học tập tại Hồng Kông, ngài
bí mật tới Việt Nam (1854), nơi
giáo dân và giáo sĩ ngay
tước đó mới phải
chịu một chuỗi dài những vụ
bắt bớ đàn áp
dưới triều Minh-Mệnh. Năm 1856,
ngài bị trục xuất ra khỏi
Nam-Ðịnh và đi Hà Nội. Ngay sau
khi tới đây, lại có sắc
chỉ triều đình lùng bắt
đạo nên các giám mục và
linh mục phải lẩn trốn trong các hang
động, rừng rậm, vỏ thuyền,
và các nơi khác. Cha Ven, vị thể
chất yếu đuối, phải chịu ốm
đau thường xuyên. Tuy nhiên ngài
vẫn tiếp tục sứ mệnh ban
đêm, và rồi can đảm hơn,
ngài còn giảng đạo cả ban ngày
vì ngài cảm phục tinh thần anh dũng
của giáo dân Việt Nam đã chịu
bách hại từ năm 1848. Ngày 30
tháng 11, 1860, ngài bị một giáo dân
phản bội và bị bắt tại Kim Bang.
Bị một quan lại xét xư.û Ngài
từ chối không chịu bỏ đạo
và bị lên án xử trảm. Trong
hai tháng sau đó, ngài bị xiềng
xích trong cũi, trong đó ngài viết
nhiều lá thư rất cảm động
và an ủi gia đình. Ngài an vui
chờ đợi ngày
được đội triều thiên
tử đạo. (Các lá thư và
gương sáng của ngài đã
đánh động vị Thánh trẻ
Têrêsa thành Lisieux tình nguyện sang
nhà dòng Camelô tại Hà Nội trong
khi bệnh ho lao của ngài đang tái
phát. Thánh Têrêsa làm một
tuần cửu nhật để cầu
nguyện cho thánh Ven, nhưng phải chịu một
cơn bệnh tái phát làm cho niềm
hy vọng được đi truyền giáo
của ngài bị dẹp tan. Ðức
Giám mục của Thánh Ven là
Ðức Cha Retord, viết về ngài
lúc đó như sau: "Mặc dầu bị
xiềng xích, ngài vui vẻ như chim sẻ."
Các lá thư thánh Ven để lại
cũng bầy tỏ tình yêu ngài
dành cho gia đình, bạn hữu, và
người dân Việt Nam. Ngài viết
như sau về những kẻ cầm tù
ngài: "Tất cả những người
canh giử tôi đều tử tế
và lịch sự. Một số đông
yêu thương tôi. Từ viên quan
lại cao cấp cho đến người
lính tầm thường nhất, ai nấy
đều tỏ vẻ bất bình về
đạo luật của quốc gia họ lên
án tử hình người. Trong một
lá thư viết cho ba của ngài khi ngài
kể về sự hy sinh sắp tới
của mình, ngài nói: "Con không bị
tra tấn như các người anh em của
con, một nhát gươm nhẹ sẽ cắt
lìa đầu con khỏi xác, như bông
hoa mùa xuân mà Người Chủ
Vườn hái để thưởng
thức. Chúng ta đều là
những đóa hoa dược trồng
trên trái đất, để cho Chúa
hái khi Người muốn: có
người được sớm
hơn, có người muộn hơn... Ba
và con, chớ gì chúng ta gặp lại
nhau trên Thiên Ðàng. Còn con, con chỉ
là con mối nhỏ xíu, con xin đi
trước. Vĩnh biệt Ba. Trên
đường đi chịu tử hình,
Thánh Ven hát các Thánh Vịnh và
Thánh Ca. Khi những tên hành quyết
tỏ vẻ muốn chiếm lấy quần áo
của ngài, và hỏi ngài là
muốn cho chúng cái gì để
được chết nhanh chóng. Cha Ven trả
lời: "Càng kéo dài càng
tốt." Sau khi ngài bị xử trảm
(chém đầu), dân chúng đổ
sô tới lấy khăn tay thấm máu
của ngài để giữ lại làm
thánh tích. Thủ cấp của ngài
sau khi bị bêu trên dầu cọc
được giáo dân thu lượm
và thờ. Năm 1865, thi hài của
ngài được chuyển về lăng
mộ tại Hội Thừa Sai Balê. Các
di tích quý báu khác, kể cả
các lá thư viết trong cũi,
được chuyển cho người anh
của ngài là linh mục Eusebius Venard, lúc
đó là cha sở họ đạo
Assais Deux Sèøvres. Anh của ngài tham
dự nghi lễ phong Á Thánh của
ngài năm 1900. Ngày Lễ của ngài
trước lễ phong thánh
được ấn định vào
nhiều ngày khác nhau là 2 tháng 2,
6 tháng 11, và 4 tháng 12. |
114.
Vien Dinh Dang, Joseph
(Joseph
Dang Dinh Vien, Joseph Vien, Giuse Ðặng Văn Viên),
Dominican tertiary, lay catechist; b. c. 1786-87 in Tiên Chu,
Hưng Yên, Tonkin; d. Aug. 21, 1838, in Bảy Mẫu,
Tonkin. St. Joseph, born into a Catholic family, was beheaded for the faith.
Beatified 1900. |
Giuse
Ðặng Ðình Viên, Dòng Ba Ða
Minh, linh mục; sanh khoảng 1786-87 tại Tiên Chu,
Hưng Yên; chết 21 tháng 8, 1838, tại Bảy
Mẫu. Thánh Viên, sanh trưởng trong
một gia đình có đạo, bị
xử trảm (chém đầu) vì
đức tin. Phong Á Thánh 1900. |
115.
Vinh, Esteban
(Stephen Vinh, Stephanô Nguyễn Văn Vinh), lay catechist,
Dominican tertiary; b. 1814 in Phú Trang, Nam Ðịnh
(near Hà Nội), Tonkin; d. Dec. 19, 1839, at Cổ Mễ
(Ninh-Tai), Tonkin. He was a devout peasant strangled for his faith with
4 companions, including Thomas De. Beatified 1900. |
Stêphanô Nguyễn Văn
Vinh, thầy giảng,
Dòng Ba Ða Minh; sanh 1814 tại Phù Trang, Nam
Ðịnh; chết 19, tháng 12, 1839, tại Cổ
Mễ. Ngài là một nông dân sốt
sắng, chịu xử giảo (thắt cổ)
vì đức tin cùng với bốn
người bạn, kể cả Tôma De. Phong
Á Thánh 1900. |
116.
Xuyen Van Nguyen, Domingo
(Dominic
Doan, Dominic Xuyen, Ðaminh Nguyễn Văn Xuyên),
Dominican priest; b. c. 1786-88 in Hưng Lập, Nam
Ðịnh (near Hà Nội), Tonkin; d. Nov. 26, 1839,
in Bảy Mẫu, Tonkin. Beheaded with St. Thomas Du. Beatified
1900. Feast: Oct. 26. |
Ðaminh
Nguyễn Văn Xuyên, linh mục Ða Minh;
sanh khoảng 1786-88 tại Hưng Lập, Nam Ðịnh;
chết 26 tháng 11, 1839, tại Bảy Mẫu.
Bị xử trảm (chém đầu)
cùng với Thánh Tôma Dụ. Phong
Á Thánh 1900. Ngày Lễ: 26 tháng
10. |
117.
Yen Do, Vicente
(Vincent
Do Yen, Vinh Sơn Ðỗ Yến), Dominican priest;
b. c. 1764-65 in Trao Lũ, Nam Ðịnh (near Hà
Nội), Tonkin; d. June 30, 1838, in Hải Dương, Tonkin.
After becoming a Dominican in 1808, he labored in the mission field until
his martyrdom. From the publication of the edict of persecution in 1832,
he lived 6 years in hiding and continued to minister secretly. He was finally
betrayed and beheaded. Beatified 1900. |
Vinh Sơn
Ðỗ Yến, linh mục Ða Minh; sanh
khoảng 1764-65 tại Trà Lũ, Nam Ðịnh;
chết 30 tháng 6, 1838, tại Hải Dương.
Sau khi trở thành linh mục Ða Minh năm
1808, ngài hoạt động trong cánh
đồng truyền giáo cho đến khi
chịu tử đạo. Từ khi có
sắc chỉ cấm đạo năm 1832, ngài
sống ẩn náu trong 6 năm và tiếp
tục sứ vụ trong vòng bí mật.
Cuối cùng ngài bị phản bội và
bị xử trảm (chém đầu). Phong
Á Thánh 1900. |
Notes:
Corporate
feast: Nov. 24 (obligatory memorial on the General Roman Calendar). Note:
A personal feast day is shown only when it is not the dies natalis.
This date is given to aid further research in older documents.
On June
19, 1988, about 8,000 exiled Vietnamese Catholics participated in the
canonization ceremony in Rome. They heard Pope John Paul II announce: "The
Vietnamese martyrs . . . initiated a profound and liberating dialogue with
the people and culture of their nation, proclaiming above all the truth and
universality of faith in God and proposing, moreover, a hierarchy of values
and duties particularly suited to the religious culture of the entire Oriental
world. Under the guidance of the first Vietnamese catechism, they gave testimony
that it is necessary to adore the one Lord as the one personal God who made
heaven and earth. Faced with the coercive imposition of the authorities with
regard to the practice of the faith, they affirmed their freedom to believe,
holding with humble courage that the Christian religion was the only thing
that they could not abandon, that they could not disobey the supreme Sovereign:
the Lord. Moreover, they vigorously affirmed their desire to remain loyal
to the authorities of the country, observing all that is just and right:
they also taught that one should respect and venerate one's ancestors, according
to the customs of their land, in the light of the mystery of the resurrection.
The Vietnamese Church, with its martyrs and its witness, has been able to
proclaim its desire and resolve not to reject the cultural traditions and
the legal institutions of the country; rather, it has declared and demonstrated
that it wants to incarnate them in itself, in order to contribute faithfully
to the true building up of the country." |
Cước Chú:
Ngày Lễ cho
tất cả Các Thánh Tử Ðạo
Việt Nam: 24 tháng 11 (Lễ Nhớ trong
lịch chung của Giáo Hội). Ghi Chú: Các
ngày lễ riêng chỉ được
ghi khi không phải là ngày sanh. Ngày
này chỉ được ghi chú
để giúp cho việc tra
cứu.
Ngày 16 tháng 6, 1988, khoảng 8.000
người giáo dân tị nạn tham
dự lễ Phong Thánh tại La Mã. Họ
đã nghe Ðức Giáo Hoàng
Gioan Phaolô II tuyên bố: "Các vị
tử đạo Việt Nam khởi
xướng một cuộc đối thoại
sâu xa và cởi mở với
dântộc và vănhóa của quốc
gia họ, tuyên xưng trên hết chân
lý và sự phổ quát của
đức tin nơi Thiên Chúa, và
hơn nữa, đề nghị một hệ
thống các giá trị và bổn
phận đặc biệt thích hợp cho
nền văn hóa tôn giáo của tất
cả thế giới Á Ðông.
Dưới sự hướng dẫn
của Cuốn Sách Giáo Lý Việt Nam
đầu tiên, họ làm chứng
rằng cần phải tôn thờ một
Thiên Chúa duy nhất là Chúa,
đấng tạo dựng nên đất
trời. Phải đối diện với
sự đàn áp của chính quyền
về việc thực hành đức
tin, họ khẳng định quyền tự
do tín ngưỡng, gìn giữ
với niềm can đảm tầm
thường rằng đạo Công Giáo
là điều duy nhất họ không thể
nào chối bỏ, rằng họ không thể
nào bất tuân Ðấng Chúa Tể
Tối Cao là Thiên Chúa. Hơn nữa,
họ vững mạnh khẳng định
ước muốn của họ là vâng
lệnh chính quyền, tuân theo những
gì là phải và đúng. Họ
cũng dạy rằng người ta phải
tôn trọng và tôn kính tổ tiên
của mình, theo phong tục của nước
họ, trong ánh sáng của mầu nhiệm
phục sinh. Giáo Hội Việt Nam, với
các vị tử đạo và các
nhân chứng, đã có thể
tuyên xưng ước vọng và quyết
định là không từ bỏ các
truyền thống văn hóa và cơ
cấu luật pháp của quốc gia. Giáo
Hội Việt Nam đã tuyên bố và
chứng minh rằng họ muốn hội nhập
những điều này để có
thể đóng góp một cách trung
thành cho việc xây dựng quốc gia
của họ. |
Bibliography:
Witnesses of the Faith in the
Orient (Hong Kong 1989). B.
Bloomfield, Martyrs of Vietnam (London 1995).
M. J. Dorcy, Saint Dominic's
Family (Dubuque, Iowa 1963) 498-99, 506-9, 511-13.
V. Gomez, Pedro Almatĩ
y Ribera, OP, Mártir del Vietnam: Letters to Family and Friends
(Valencia 1987).
Some names
have different middle names from the Vietnamese versions
|
Tài
Liệu Tham Khảo:
Các Nhân Chứng Ðức Tin
ở Á Ðông (Hong Kong 1989). B. Bloomfield,
Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam
(London 1995). M. J. Dorcy, Gia Ðình Thánh Ða
Minh (Dubuque, Iowa 1963) 498-99, 506-9, 511-13. V. Gomez, Pedro
Almatĩ y Ribera, OP, Các Vị Tử Ðạo
Việt Nam: Các Lá Thư cho Gia Ðình
và Bạn Bè (Valencia 1987). Kỷ Yếu
Phong Thánh Tử Ðạo Việt Nam, Ủy
Ban Phong Thánh ( USA, 1989).Trịnh Việt Yên,
Máu Tử Ðạo Trên Ðất
Việt Nam, Ủy Ban Phong Thánh, (USA 1987).
|
|
|